Thứ Hai | 11/06/2012 13:02

Italia thành tâm điểm khủng hoảng nợ châu Âu sau khi Tây Ban Nha được cứu trợ

Điều này gây sức ép cho chính phủ chưa bầu của Thủ tướng Mario Monti phải đối phó với hỗn loạn thị trường.

Nicola Marinelli củaGlendevon King Asset Management tại London cho rằng Italia đang bị giám sát chặtchẽ, đặc biệt sau thỏa thuận cứu trợ của Tây Ban Nha, khiến các nhà đầu tư tậptrung chú ý vào mọi thông tin trước khi quyết định mua hay bán trái phiếuItalia.

Nicholas Spiro, giám đốc điều hành của Spiro Sovereign Strategy tại London cũngcho rằng vấn đề với Italia là quan niệm cho rằng Italia sẽ theo chân TâyBan Nha, khi sự phân biệt các thị trường tài chính không đủ rõ ràng thì dù cácnền tảng của Tây Ban Nha tệ hại hơn Italia nhiều cũng không thể ngăn chặn ảnh hưởngxấu từ Tây Ban Nha.

Tỷ lệ thất nghiệp nước này chỉ bằng mộtnửa 24% của Tây Ban Nha, Italia cũng không phải chịu bùng nổ bong bóng bất độngsản, gây thiệt hại cho các ngân hàng. Thâm hụt ngân sách nước này khoảng 3,9%GDP năm ngoái, ít hơn 1 nửa của Tây Ban Nha.

Italia đang phải đưa thâm hụt ngânsách về giới hạn 3% GDP của liên minh châu Âu trong năm nay, và nước này đã hếtthặng dư trước khi trả lãi suất, nghĩa là nợ của Italia sẽ sớm chạm đỉnh khoảng120% GDP.

Italia nợ hơn 2.000 tỷ euro. Kho bạc nước này bán hơn 35 tỷ euro tráiphiếu và hóa đơn mỗi tháng, nhiều hơn GDP năm của một số thành viên nhỏ nhất củachâu Âu: Cyprus, Estonia và Malta.

Chắc chắn rằng tổng nợ cao hơn 2 lần của Tây Ban Nha khiến nhà đầu tư ngập ngừng,đặc biệt khi tăng trưởng kinh tế nước này thấp hơn trung bình của Liên minhchâu Âu (EU) hơn 1 thập kỷ qua. Nền  kinh tế thứ 3 khu vực đồng euro(eurozone) bị Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) dự đoán tăng trưởng kinh tếâm 1,7%, xấu hơn dự đoán âm 1,6% của Tây Ban Nha.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia leo lên 6% tháng trước, khiếnkhoảng cách với trái phiếu Đức, tăng lên 547 điểm cơ bản ngày 1/6. MariaCannata, đứng đầu cơ quan nợ Italia tuần trước thông báo ít nhà đầu tư hơn quantâm tới đấu giá trái phiếu Italia mấy tháng gần đây, và nước này có thể sẽ phảichịu lợi suất cao tới 8%.

Điều này đã khiến Kho bạc Italia phụ thuộc vào các ngân hàng trong nước, vốn lànhững con nợ  vay kỳ hạn 3 năm lớn nhất của Ngân hàng trung ương châu Âu(ECB), và càng gây áp lực ECB phải mua trái phiếu dài hạn Italia, có thể là một điều khó chấp nhận với Đức và các đồng minh Bắc Âu.

DanielGros, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu tại Brussels nhận định,ECB chắc chắn sẽ bắt đầu mua trái phiếu, nhưng cũng sẽ có rất nhiều người bántrái phiếu do lo lắng Italia nối tiếp Tây Ban Nha sau khi Tây Ban Nha nối tiếpHy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Ngoài ra, Italia có thể không làm được nhiều để tự bảo vệ mình.Thủ tướng Montiđã thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng trị giá 20 tỷ euro, cải cách hệthống lương hưu và thị trường lao động, cũng như công nghiệp dịch vụ.

Nỗ lực đã giúp giảm hơn 200 điểm cơ bản trái phiếu kỳ hạn 10 năm cho tới tháng2/2012, trước khi khủng hoảng Hy Lạp và Tây Ban Nha bắt đầu đẩy lãi suất cao.Hiện tại, khi một số cải cách của ông chưa được quốc hội thông quan, Monti đanggây sức ép cho các đồng minh châu Âu chuyển chính sách từ thắt lưng buộc bụngsang thúc đẩy tăng trưởng.

Spiro nhận định thủ tướng Monti đang quan tâm tới những vấn đề ngoài nước hơn,và hoàn toàn nhận ra rằng để cứu Italia thì phải cải cách eurozone.

Nguồn Bloomberg/ DVT


Sự kiện