Thứ Năm | 21/06/2012 14:53

Italia có nguy cơ trở lại tâm điểm khủng hoảng eurozone

Gói cứu trợ ngân hàng Tây Ban Nha sẽ khiến chi phí tiếp cận thị trường của Italia đắt đỏ hơn.
Mối tương quan giữa sự lưu thông của trái phiếu Italia và Tây Ban Nha tăng mạnh kể từ tháng 3, cho thấy nguy cơ gắn liền với nợ Tây Ban Nha đang dần chuyển qua Italia.

Nhiều người trong thị trường tin rằng chi phí đi vay tăng sẽ buộc Tây Ban Nha phải cầu cứu gói cứu trợ tài chính. Điều này làm tổn hại lòng tin của nhà đầu tư đối với các khoản nợ lãi suất thấp của các nước khu vực đồng euro (eurozone), như Italia, đồng thời làm suy giảm các quỹ có sẵn của khu vực trong trường hợp Italia cũng cần được hỗ trợ tài chính.

Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ 4 của khu vực đồng euro, còn Italia là nền kinh tế lớn thứ 3. Nếu Tây Ban Nha cầu cứu viện trợ, nó sẽ khiến các quỹ giải cứu của khu vực rơi vào tình trạng cạn kiệt.

Nguy cơ lây lan khủng hoảng có thể khiến việc huy động vốn từ các thị trường nợ của Italia, trong trường không có biện pháp khả dĩ ngăn chặn khủng hoảng hoặc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục mua trái phiếu, trở nên tốn kém hơn.

Chiến lược gia tại JPMorgan, Emmanuel Cau nhận định: "Thị trường có thể tạo ra số phận cho riêng nó và nếu như không thể tìm kiếm một giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề, các trị trường sẽ luôn lo lắng dự đoán xem quốc gia nào sẽ là tâm điểm kế tiếp của khủng hoảng".

Trái phiếu và cổ phiếu Italia luôn vượt trội so với Tây Ban Nha trong những tháng gần đây khi thị trường tập trung vào tình trạng tài chính ngày một xấu đi của Mandrid. Kế hoạch giải cứu trị giá 100 tỷ USD của eurozone nhằm vực dậy các ngân hàng Tây Ban Nha không thể xua tan những lo lắng về khả năng tự cấp tài chính của Mandrid. Theo các nhà phân tích, gói giải cứu thậm chí còn có thể làm tăng thêm gánh nặng nợ cho Tây Ban Nha.

Trong năm nay, chỉ số FTSE MIB của Italia hơn chỉ số Ibex của Tây Ban Nha khoảng 12 điểm phần trăm. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha do các nhà đầu tư nắm giữ đã vượt của Italia tới 112 điểm cơ bản trong tuần này.

Tuy nhiên, mối tương quan giữa trái phiếu hai quốc gia eurozone này đã tăng tương ứng lên  0,7 và 0,9 trong năm nay, trong đó 1,0 được coi là tương quan hoàn hảo. Điều đó có nghĩa lợi suất trái phiếu tăng của Tây Ban Nha đang kéo chi phí đi vay của Italia lên cao hơn.

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha đã lên kỷ lục 7% kể từ thời đồng euro ra đời, thậm chí còn cao hơn cả Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland - những nước phải cầu đến các khoản cứu trợ tài chính. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Italia cũng vọt lên 6%.

Lãi suất thanh toán nợ cao hơn cũng sẽ đe dọa những nỗ lực cân bằng tài chính của Chính phủ Tây Ban Nha, làm tăng lo ngại về khả năng lây lan khủng hoảng và đe dọa tác động tới các loại tài sản khác.

Xét ở một số khía cạnh, Italia hiện đang đứng ở vị trí mạnh hơn Tây Ban Nha. Thâm hụt ngân sách của Italia cũng thuộc diện thấp nhất khu vực eurozone khi so sánh tương quan với kích thước nền kinh tế, trong khi Tây Ban Nha lại là một trong những nước thâm hụt cao nhất. Nhưng với số nợ chiếm tới 120% GDP, Italia hiện chỉ đứng sau Hy Lạp, quốc gia bên bờ vực phá sản.

Nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng Italia sẽ tìm cách giảm gánh nặng nợ và thực hiện các cải cách triệt để trước bầu cử.

Hệ thống ngân hàng của Italia được đánh giá là khỏe mạnh hơn Tây Ban Nha. Mức nợ tư nhân thấp và Italia cũng không phải chịu hậu quả từ bong bóng bất động sản, không như Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rắng các ngân hàng Italia có thể phải chịu áp lực lớn khi nền kinh tế phát triển rộng hơn.

Ngoài ra, một nỗi lo khác là các ngân hàng Italia đang tăng tiếp xúc với nợ quốc gia khi sử dụng tiền của ECB để mua lại trái phiếu chính phủ và hưởng lợi từ ngành thương mại.

Mới đây, Morgan Stanley khuyến cáo: "Mối liên hệ giữa các ngân hàng và nợ chính phủ tại Italia và châu Âu vẫn rất chặt chẽ khi các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ việc phát hành trái phiếu nợ của chính phủ." Ước tính, nhu cầu tái cấp vốn của các ngân hàng Italia hiện vào khoảng 24 đến 42 tỷ euro.

Nguồn Reuters/DVT


Sự kiện