Iran và Iraq lập liên minh riêng trong OPEC
Trong khi đó, đề xuất của Venezuela - một thành viên chủ chốt trong OPEC đã được các thành viên chủ chốt khác như Iran, Iraq và Algeria ủng hộ, rằng tổ chức này cần đấu tranh chống lại lệnh trừng phạt từ châu Âu đối với Iran do chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên đề xuất này đã bị các nước như Ảrập Xêút, Nigeria và Libya và Kuwait kịch liệt phản đối vì cho rằng động thái này chỉ có ích cho các bộ trưởng ngoại giao chứ không phải bộ trưởng dầu khí.
Ảrập Xêút cũng cho biết sẽ quyết tâm bảo vệ tổ chức này khỏi bị kéo theo chương trình hạt nhân của Iran. “Chúng tôi đảm bảo OPEC sẽ duy trì ở trạng thái phi chính trị”, một quan chức của Ảrập Xêút phát biểu.
Nhưng sự việc gần đây nhất đã cho thấy rất khó khăn để duy trì được sự trung lập của tổ chức khi ảnh hưởng của lệnh trừng phạt đã chia cắt sâu sắc nội bộ OPEC thành 2 phe: các nước chủ chốt như Iran, Venezuela, Algeria và các nước tầm trung như Ảrập Xêút, Kuwait, các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Trong tình hình nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng, sự chia cắt sâu sắc này trong nội bộ OPEC sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết sản lượng dầu và bình ổn giá dầu của tổ chức.
Ngoài ra, trong cuộc họp OPEC diễn ra vào thứ 5(14/6), các bộ trưởng dầu khí đã thống nhất giữ mức trần sản lượng 30 triệu thùng/ ngày trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh.
Nguồn FT/DVT