Iran tiêu tốn tới 100 tỷ USD cho chương trình hạt nhân
Ông Endowment cũng cho rằng mặc dù rất tốn kém song Iran vẫn quyết tâm duy trì chương trình hạt nhân chủ yếu là do lòng tự tôn dân tộc. Trong suốt 5 thập kỷ qua, chương trình này ngốn của Iran không dưới 100 tỷ USD, chủ yếu từ các khoản thu từ đầu tư nước ngoài cùng dầu mỏ. Nếu tiếp tục, chương trình này sẽ làm chậm và tổn thương nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đối với ngành xuất khẩu dầu - nguồn thu chính của chính phủ Iran - ngày càng bị phương Tây xiết chặt.
Báo cáo cũng cho rằng mặc dù Iran cho rằng đầu tư vào sản xuất uranium có thể giúp đất nước tự cung tự cấp trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, song trên thực tế Tehran lại vô tình bỏ qua việc duy trì cơ sở hạ tầng hiện có, cũng như duy trì các nguồn lực khác tốt hơn có thể giúp đảm bảo nhu cầu năng lượng.
Chẳng hạn, lò phản ứng hạt nhân 1.000 megawatt Bushehr sau khi đi vào hoạt động chỉ chiếm 2% tổng lượng điện mà Iran sản xuất được, trong khi 15% lượng điện khác lại bị thất thoát trong quá trình sản xuất do cơ sở hạ tầng kém và không được bảo trì, báo cáo cho biết.
Iran có lượng dầu và khí đốt dự trữ rất lớn, song các biện pháp trừng phạt khiến lĩnh vực dầu khí Iran gần như tê liệt, trong khi đó các lĩnh vực năng lượng như điện gió, mặt trời lại chưa được chính phủ Iran chú trọng phát triển.
Báo cáo cho rằng với một quốc gia như Iran, sẽ là không khôn ngoan khi coi năng lượng hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong chính trách năng lượng. "Thay vì tăng cường an ninh năng lượng, chương trình hạt nhân lại khiến Iran bị mất khả năng đa dạng hóa cũng như sự độc lập thực sự về năng lượng", báo cáo kết luận.
Nguồn Reuters/Dân Việt