Iran khủng hoảng lương thực do lệnh trừng phạt
Điều này khiến nước Cộng hòa Hồi giáo đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc nhập khẩu và phân phối hàng hóa nhằm tránh tình trạng bất ổn xã hội do thiếu hụt lương thực và giá cả tăng vọt.
"Nếu không có một chiến lực tổng thể về tài chính, nhập khẩu và phân phối, Iran sẽ không thể đối phó với thách thức và không có đủ lương thực cho đất nước 75 triệu dân", ông Scott Lucas, chuyên gia về vấn đề Iran tại Đại học Birmingham cho biết.
Không những thế, các nguồn tin thương mại cho biết Iran cũng đang phải đối phó với việc đóng băng giao dịch của các ngân hàng, khiến các thương nhân cắt giảm nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt như ngũ cốc và đường.
Theo ước tính, mỗi năm Iran tiêu thụ khoảng 15,5 tấn lúa mì và khoảng 2,6 triệu tấn đường.
Các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu áp dụng có hiệu lực từ ngày 1/7 đánh trực tiếp vào ngành dầu mỏ, nguồn thu chính của Iran nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.
Việc Mỹ và châu Âu tăng cường trừng phạt tài chính với Iran đồng nghĩa với việc nước này sẽ khó thu về các ngoại tệ như USD hay euro – hai loại tiền tệ chính dùng trong thương mại quốc tế. Điều này sẽ khiến hoạt động nhập khẩu của Iran trở nên khó khăn.
Nguồn Reuters/Khampha