Thứ Tư | 07/05/2014 15:48

iPad Mini "bật mí" về tỷ giá hối đoái của tiền tệ

Liệu tỷ giá hối đoái trên thị trường có phản ánh đúng giá trị tương quan giữa các đồng tiền khác nhau không?
Câu hỏi này là cơ sở cho việc phân tích sức mua tương đương - một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa hai đơn vị tiền tệ dựa trên lượng hàng hóa và dịch vụ có thể mua được ở hai nước khác nhau với cùng một lượng tiền tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Một ví dụ minh họa điển hình của khái niệm này là chỉ số Big Mac nổi tiếng của tờ The Economist. Chỉ số này so sánh giá của chiếc Big Mac tại các nước khác nhau sử dụng tỷ giá trên thị trường. Với chỉ số Big Mac, yên được định giá thấp, khoảng 36%, do giá của một chiếc Big Mac tại thị trường Nhật Bản chỉ tương đương với 2,97 USD, thấp hơn so với giá cơ bản tại Mỹ là 4,62 USD.

Tuy nhiên, Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) cho rằng, Big Mac không phải là sản phẩm chuẩn để đo lường sự khác nhau trong sức mua.

Trong khi đó, The Economist đưa ra lý do là Big Mac là một mặt hàng phổ biến và đồng nhất. Có rất nhiều nhà hàng McDonalds trên toàn thế giới, và dù là ở Bắc Kinh hay ở Brooklyn thì về bản chất, hai chiếc Big Mac của hai nơi đều giống nhau.

Tuy nhiên, CFR lại nhận ra một vấn đề rất quan trọng với việc sử dụng Big Mac theo cách này. Đó là, người tiêu dùng nhìn chung sẽ không tốn công di chuyển sang nước khác chỉ để mua một hay nhiều chiếc Big Mac với giá rẻ hơn vài %.

Vì vậy, CFR đã thiết lập một bảng xếp hạng tương tự, dựa trên một mặt hàng phổ biến và đồng nhất mà mọi người sẽ thấy hợp lý nếu phải di chuyển ra nước ngoài để mua. Đó là iPad Mini. Lý do là iPad là một sản phẩm có tính thực tế hơn trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù sản phẩm Big Mac có thể giống nhau ở mọi nơi nhưng lại bị phụ thuộc vào thói quen ăn tối bên ngoài của người địa phương. Mặt khác, một thiết bị điện tử cực kỳ phổ biến như iPad Mini lại không bị phụ thuộc vào yếu tố địa phương này, và do đó, sản phẩm nền có thể là mặt hàng đại diện tốt hơn cho thương mại toàn cầu nói chung.

Dưới đây là bảng chỉ số iPad Mini mới nhất của CFR.

kl


Hãy so sánh với bảng chỉ số Big Mac của The Economist dưới đây.

k


Đến thời điểm hiện tại, sự khác biệt lớn nhất giữa hai bảng xếp hạng này là độ sai lệch giá đối với chỉ số iPad nhỏ hơn nhiều so với chỉ số Big Mac, mà theo như dự đoán, nguyên nhân là sự khác nhau về bản chất của hai loại hàng hóa trên.

Theo CFR, rất nhiều nước châu Âu đang bị định giá quá cao so với USD theo số liệu về iPad Mini. Trong khi đó, Trung Quốc lại được định giá khá gần với mức giá trị thực.

Nguồn Theo DVO/ Business Insider


Sự kiện