Có nhiều người ủng hộ thuốc Ivermectin, nhưng không có đủ bằng chứng về việc sử dụng thuốc chống lại COVID-19. Ảnh: Media Indonesia.

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 30/06/2021 11:34

Indonesia thử nghiệm thuốc Ivermectin để điều trị COVID-19

Thuốc này rất dễ dùng vì chỉ uống, không tiêm.

Theo The Jakarta Post, khi chính phủ đang nổ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng và đảm bảo người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, sự lây lan nhanh chóng của virus có nguy cơ áp đảo hệ thống y tế của Indonesia. Trước tình hình đó, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia đã cho phép thử nghiệm lâm sàng thuốc Ivermectin trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Indonesia đã chứng kiến ​​sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trong vài tuần qua Ảnh: AFP.
Indonesia đã chứng kiến ​​sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trong vài tuần qua Ảnh: AFP.

Người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia - bà Penny K. Lukito cho biết: Dữ liệu toàn cầu và hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy Ivermectin, trước đây được sử dụng để tẩy giun, cũng có thể được sử dụng để điều trị COVID-19. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn đang được thu thập và kết quả vẫn chưa thể kết luận.

Theo đó, các thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc Ivermectin trong điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ sớm được tiến hành tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này. Các thử nghiệm lâm sàng dự kiến ​​sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng.

Thuốc Ivermectin có hiệu quả trong điều trị bệnh mù sông. Tuy nhiên, các chuyên gia không chắc chắn về hiệu quả của thuốc đối với COVID-19. Ảnh: The Conversation.
Thuốc Ivermectin có hiệu quả trong điều trị bệnh mù sông. Tuy nhiên, các chuyên gia không chắc chắn về hiệu quả của thuốc đối với COVID-19. Ảnh: The Conversation.

Ivermectin lần đầu tiên được phát triển vào những năm 1970 từ một loại vi khuẩn trong một mẫu đất được lấy từ các khu rừng dọc theo sân golf của Nhật. Trong những năm gần đây, hiệu quả của Ivermectin và các dẫn xuất của nó trong điều trị nhiễm giun ký sinh đã biến đổi ngành y học thú y và con người. Ở người, Ivermectin hiện được kê đơn dưới dạng viên nén để điều trị một số bệnh nhiễm trùng giun đũa gây ra các bệnh như mù sông. 

Tiến sĩ Budhi Antariksa - nhà nghiên cứu về phổi từ Hiệp hội Bác sĩ Phổi Indonesia cho biết: “Ivermectin là một loại thuốc uống và có khả năng ức chế sự phân chia hoặc chống sao chép của virus và có khả năng chống viêm”

Thuốc Ivermectin sẽ được thử nghiệm lâm sàng tại 8 bệnh viện trên toàn quốc, bao gồm Bệnh viện Persahabatan, Bệnh viện Các bệnh truyền nhiễm Sulianti Saroso, Bệnh viện quân đội Gatot Soebroto, Bệnh viện Hải quân Esnawan Antariksa, Bệnh viện Suyoto và Bệnh viện dã chiến Wisma Atlet COVID-19 ở thủ đô Jakarta, Bệnh viện Soedarso ở thành phố Pontianak thuộc tỉnh Tây Kalimantan, và Bệnh viện Adam Malik ở thành phố Medan thuộc tỉnh Bắc Sumatra.

Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia khuyến cáo người dân không được tự mua Ivermectin để điều trị khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia, đồng thời cảnh báo loại thuốc này cần phải sử dụng đúng cách.

Việc Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia “bật đèn xanh” cho các thử nghiệm lâm sàng Ivermectin sau khi cân nhắc một số yếu tố, trong đó có tốc độ lây lan dịch, công bố toàn cầu về việc sử dụng loại thuốc này và hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Trước đó, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia từng tuyên bố không chấp thuận sử dụng loại thuốc chống ký sinh trùng này do chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được tiến hành để xác nhận hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Cũng trong ngày 28.6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết: quốc gia này sẽ sớm triển khai tiêm vacccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 12-17 tuổi. 

 

Theo Tổng thống Widodo, chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 đã đạt 1,3 triệu mũi tiêm vào ngày 26.6, vượt mục tiêu do chính phủ đặt ra là 1 triệu mũi tiêm mỗi ngày vào tháng 7 tới. Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số, tương đương khoảng 181,5 triệu người vào tháng 4.2022.

Có thể bạn quan tâm:

COVID-19 càn quét, nhiều trẻ em ở Ấn Độ bỗng dưng mồ côi