Indonesia thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong lịch sử
Trong khi đó, nhập khẩu cùng kỳ của nước này lại tăng 8,2% lên 191,67 tỷ USD, chủ yếu do nhập khẩu hàng hóa trung gian cho sản xuất trong nước (tăng 73,10%), tiếp theo là tư liệu sản xuất (19,90%) và hàng tiêu dùng (7%).
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Jakarta, thứ trưởng Thương mại Indonesia Bayu Krisnamurthi nói rằng tình hình bên ngoài không thuận lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng xuất khẩu của Indonesia, và căn cứ vào các điều kiện cụ thể, nước này đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2013 ở mức tương tự như năm 2012.
Tuy nhiên, ông Bayu Krisnamurthi hy vọng tình hình kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ cải thiện trong năm nay, giúp Indonesia phục hồi xuất khẩu, bởi kinh tế hai đối tác thương mại lớn khác là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khả năng sẽ tiếp tục hạn chế nhập khẩu do những khó khăn kinh tế-tài chính trong nước.
Mặc dù vậy, theo chuyên gia Latiff Adam thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Indonesia (LIPI), mặc dù các đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc và Mỹ đã có một số dấu hiệu phục hồi, cũng như nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới và mở rộng các thị trường phi truyền thống của chính phủ Indonesia, song xuất khẩu của quốc gia quần đảo này sẽ chỉ tăng nhẹ và sự gia tăng vẫn còn quá nhỏ để có thể tích cực hóa cán cân thương mại.
Ông Latiff Adam ước tính trong năm 2012 xuất khẩu của Indonesia tăng 9,22%, song nhập khẩu tăng tới 9,24%, nên cán cân thương mại vẫn tiêu cực, bởi nước này là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới các mặt hàng quan trọng, phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu thô để thúc đẩy xuất khẩu, song xuất khẩu dầu cọ thô (CPO), cao su, than đá và các hàng hóa khoáng sản hàng hóa đã giảm đáng kể năm ngoái do giá cả hàng hóa toàn cầu sụt giảm.
Nguồn Vietnam+