Thứ Sáu | 08/11/2013 20:54
Indonesia muốn đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo để bớt lệ thuộc dầu mỏ
Indonesia đang đưa ra đấu thầu 80 dự án điện mặt trời, có tổng công suất 140 MW.
Tổng vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo, thuộc Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana chobiết chính phủ nước này đang đưa ra đấu thầu 80 dự án điện Mặt Trời, với vốn đầu tư trung bình trên26 tỷ rupiah/dự án, có tổng công suất 140 MW. Dự kiến những đơn vị thắng thầu sẽ được công bố trongtháng 12 năm nay.
Theo quan chức trên, việc xây dựng các trạm phát điện năng lượng Mặt Trời sẽ mất khoảng 6 tháng, vàhầu hết trong số 80 trạm phát điện nói trên, chủ yếu với công suất 1 MW/trạm, sẽ được đặt ở cáctỉnh miền Đông Indonesia, như Papua, Tây Papua, Maluku, Sulawesi và Nusa Tenggara. Dự án lớn nhấtsẽ được đặt tại Jayapura (Papua), có công suất 6 MW.
Đầu năm nay, Indonesia đã khánh thành trạm phát điện năng lượng Mặt Trời công suất lớn nhất đếnthời điểm đó là 1MW ở Karangasem (Bali). Trong năm nay, chính phủ nước này dành 400 tỷ rupiah chocác dự án điện Mặt Trời.
Theo Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Jero Wacik, tuy có tiềm năng dồi dào về nănglượng tái tạo nhưng đất nước vạn đảo vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.Công suất lắp đặt các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời của Indonesia hiện mới đạt 59 MW, trong khitiềm năng về loại năng lượng sạch này lên tới 50.000 MW.
Hiện nay, nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn đầu vào lớn nhất của ngành điện năng Indonesia. Khoảng46% sản lượng điện hàng năm do các nhà máy nhiệt chạy than cung cấp, 25% từ khí đốt, 17% từ dầu mỏ,7% thủy điện và chỉ có 5% từ năng lượng địa nhiệt./.
Theo quan chức trên, việc xây dựng các trạm phát điện năng lượng Mặt Trời sẽ mất khoảng 6 tháng, vàhầu hết trong số 80 trạm phát điện nói trên, chủ yếu với công suất 1 MW/trạm, sẽ được đặt ở cáctỉnh miền Đông Indonesia, như Papua, Tây Papua, Maluku, Sulawesi và Nusa Tenggara. Dự án lớn nhấtsẽ được đặt tại Jayapura (Papua), có công suất 6 MW.
Đầu năm nay, Indonesia đã khánh thành trạm phát điện năng lượng Mặt Trời công suất lớn nhất đếnthời điểm đó là 1MW ở Karangasem (Bali). Trong năm nay, chính phủ nước này dành 400 tỷ rupiah chocác dự án điện Mặt Trời.
Theo Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Jero Wacik, tuy có tiềm năng dồi dào về nănglượng tái tạo nhưng đất nước vạn đảo vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.Công suất lắp đặt các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời của Indonesia hiện mới đạt 59 MW, trong khitiềm năng về loại năng lượng sạch này lên tới 50.000 MW.
Hiện nay, nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn đầu vào lớn nhất của ngành điện năng Indonesia. Khoảng46% sản lượng điện hàng năm do các nhà máy nhiệt chạy than cung cấp, 25% từ khí đốt, 17% từ dầu mỏ,7% thủy điện và chỉ có 5% từ năng lượng địa nhiệt./.
Nguồn Vietnam+