Nguồn ảnh: Al Jazeera

 
Trang Lê Thứ Sáu | 27/09/2019 17:00

IMF: Zimbabwe là nước có mức lạm phát cao nhất thế giới

Lạm phát tính theo năm ở Zimbabwe được đo ở mức 175,66% trong tháng 6, so với mức 97,85% trong tháng 5.

Đồng tiền của Zimbabwe đã mất giá mạnh, từ tỷ giá 1 USD đổi 1 đôla Zimbabwe hồi tháng 2 xuống 1 USD đổi 16,5 đôla Zimbabwe (tính đến ngày 23/9), theo đó mức lạm phát tính theo năm tong tháng 8 là gần 300% và là mức cao nhất thế giới.

Lạm phát tính theo năm ở Zimbabwe được đo ở mức 175,66% trong tháng 6, so với mức 97,85% trong tháng 5. Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 26/9, Tiến sĩ Gene Leon, Trưởng phái đoàn IMF tại Zimbabwe, cho biết quốc gia châu Phi này đang trải qua điều mà ông mô tả là những khó khăn kinh tế nghiêm trọng.

IMF cho biết, đồng tiền của Zimbabwe đã mất giá mạnh, từ mức 1 USD đổi 1 đôla Zimbabwe hồi tháng 2 xuống 1 USD đổi 16,5 đôla Zimbabwe (tính đến ngày 23/9), điều đẩy lạm phát (theo năm) trong tháng 8 lên gần 300%.

Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe, ông Mthuli Ncube
Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe, ông Mthuli Ncube. Nguồn ảnh: weforum

Bộ trưởng Tài chính của Zimbabwe, ông Mthuli Ncube, đã cấm công bố số liệu lạm phát hàng năm vào tháng 7. Cơ quan thống kê quốc gia Zimbabwe sẽ biên soạn dữ liệu giá mới và công bố vào tháng 2/2020, ông Ncube cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên Zimbabwe trải qua lạm phát cao. Số liệu của chính phủ cho thấy tỷ lệ lạm phát cao nhất của Zimbabwe là 79,6 tỷ % theo tháng và 89,7  sextillion (một triệu lũy thừa 6)% theo năm vào giữa tháng 11/2009. Tình trạng lạm phát này dừng lại khi nước này từ bỏ đồng nội tệ năm 2010, và sử dụng đồng USD.

Lạm phát càng ngày càng tăng

Trong khi Cơ quan thống kê quốc gia Zimbabwe không xác nhận ước tính lạm phát từ IMF, nhiều người dân Zimbabwe đang vô cùng khó khăn khi giá trị đồng đô la Zimbabwe đang ngày càng giảm.

Ông Chenjerai Varugu, một nhà cung cấp bán bộ sạc điện thoại di động và cáp USB trên đường phố Harare, nói rằng lạm phát cao đã khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn hơn.

"Cuộc sống của tôi bây giờ rất khó khăn" ông nói với Al Jazeera. "Bây giờ, tôi đang phải vật lộn để mua thức ăn. Giá một ổ bánh mì bây giờ là 10 đô la Zimbabwe. Mọi thứ đã tăng lên". Trước kia, khi đồng đô la Zimbabwe được neo với USD, một ổ bánh mì chỉ có giá 1 USD.

Ông Varugu cho biết ông đã nghĩ đến việc rời khỏi đất nước vì phần lớn hàng hóa ông bán đều phải nhập khẩu. Chính điều này ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của ông, bởi các giao dịch mua bán hàng hóa của ông liên quan trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

"Đồng nội tệ suy yếu cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của tôi vì các giao dịch đa phần là bằng USD. Giờ thì USD lại tăng giá mạnh so với đồng nội tệ", ông Varugu nói. Chi phí kinh doanh tăng khiến ông phải tăng giá bán, nhưng ông thừa nhận đây không phải là một giải pháp bền vững. "Khách sẽ không mua nhiều khi bạn tăng giá."

Tiến sĩ Gene Leon nhấn mạnh quốc gia châu Phi này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2019, và thậm chí tình hình sẽ còn trầm trọng hơn do tác động của thời tiết khắc nghiệt.

"Các điều kiện xã hội đang xuống cấp, với hơn một nửa dân số của Zimbabwe (khoảng 8,5 triệu người) sẽ rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm trong giai đoạn 2019 - 2020. Niềm tin suy yếu, sự không chắc chắn về chính sách, sự méo mó của thị trường ngoại hối và lập trường nới lỏng tiền tệ gần đây đã tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái", ông Gene Leon nói thêm.

Các điều kiện xã hội đang xuống cấp, với hơn một nửa dân số của Zimbabwe (ước lượng của Liên Hợp Quốc là 8,5 triệu người) là không an toàn thực phẩm. Nguồn ảnh: CBC
Các điều kiện xã hội đang xuống cấp, với hơn một nửa dân số của Zimbabwe (khoảng 8,5 triệu người) sẽ rơi vào tình trạng thiếu thực phẩm trong giai đoạn 2019 - 2020. Nguồn ảnh: CBC

Tệ hơn Venezuela

Giống như Zimbabwe, năm 2018, chính phủ Venezuela đã từng chặn các bài viết về lạm phát. Năm nay, lạm phát hàng năm ở Venezuela, quốc gia có lạm phát cao thứ hai thế giới, được đo ở mức 135,3% trong tháng 8. Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng ở Venezuela đã tăng 65,2% so với tháng trước đó.

Trong khi lạm phát ở Venezuela đã giảm tốc trong những tháng gần đây vì các ngân hàng buộc phải tăng tỷ lệ dự trữ. Dù vậy, việc tăng lãi suất cũng không giúp lạm phát của Zimbabwe giảm xuống.

Từng giàu có nhất châu Phi, vì sao Zimbabwe rơi vào đói khổ?

Đông và Nam Phi sẽ dự trữ đồng Nhân dân tệ

Nguồn AI Jazeera