IMF: Trung Quốc cần cải cách để tiếp tục tăng trưởng
Kinh tế Trung Quốc lâu nay vẫn được tiếp sức bởi tổng hòa các nhân tố như đầu tư, tín dụng và biệnpháp kích thích tài chính, song mô hình tăng trưởng này đã để lộ sự thiếu bền vững.
Theo IMF, nếu muốn đạt được sự tăng trưởng cân bằng và bền vững hơn, nền kinh tế này cần tiến hànhmột gói các biện pháp cải cách để kiểm soát những nguy cơ ngày càng lớn, đồng thời chuyển dịch nềnkinh tế tăng trưởng theo hướng dựa vào người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Trong báo cáo mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2013 ở mức7,75%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 7,5% của Chính phủ Trung Quốc và vượt mức dự báo tăng 7-7,5%của hầu hết các nhà kinh tế tư nhân, mặc dù định chế tài chính này cũng lưu ý một số nguy cơ đốivới dự báo này.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần nhắc lại rằng họ sẵn sàng đương đầu với mức tăng trưởng thấphơn thông qua cải cách và bãi bỏ quy định để tránh cho nền kinh tế bị phụ thuộc vào xuất khẩu vàđầu tư, song song với việc khuyến khích tiêu dùng trong nước.
Rốt cuộc trong quý 2/2013, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại mức 7,5%. Đây là quýthứ 9 trong 10 quý trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc yếu đi.
Trong tháng 6/2013, xuất khẩu của nước này giảm lần đầu tiên trong 17 tháng trở lại đây. Giới phântích đã khuyến nghị chính phủ nước này can thiệp nếu tăng trưởng kinh tế trong một quý nào đó giảmxuống dưới 7%.
Báo cáo của IMF cho hay định chế tài chính này không mấy lo ngại về con số tăng trưởng cụ thể, bởihiện hầu như chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại mạnh mẽ hayđứng trước nguy cơ "hạ cánh cứng."
Đồng thời, IMF cũng hoan nghênh nỗ lực của chính phủ trong việc tạo việc làm trong lĩnh vực dịchvụ. Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ nhìn chung có mức lương cao hơn, qua đó hỗ trợ nền kinh tếchuyển dịch theo hướng tăng trưởng dựa vào sức tiêu dùng.
Steven Barnett, quan chức của IMF phụ trách về kinh tế Trung Quốc, đồng quan điểm với Chính phủTrung Quốc rằng cho dù kinh tế tăng chậm lại, thị trường lao động nước này vẫn ổn định, nhờ sự tăngtrưởng của lĩnh vực dịch vụ và sự chuyển dịch nhân khẩu học giúp làm giảm số lao động dư thừa ởnông thôn.
IMF nhấn mạnh trong ngắn hạn, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là kiểm soát tăng trưởng tín dụngcũng như ngăn chặn những rủi ro gia tăng trong lĩnh vực tài chính.
IMF lưu ý rằng sự phát triển của "hệ thống ngân hàng bóng tối" - nơi những công ty không thể vay từcác ngân hàng chính thống có thể tới đó vay tiền - sẽ tạo ra các khoản nợ xấu "dấu mặt."
Những khoản nợ xấu này dần dà sẽ trở thành mối nguy đối với sự ổn định tài chính. Trong tương lai,các ngân hàng Trung Quốc có thể bị tổn thương nếu chất lượng tài sản đi xuống. Tuy nhiên, IMF bàytỏ họ chưa mấy quan ngại rằng vấn đề này sẽ tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống.
Bên cạnh đó, IMF cũng cảnh báo rằng nợ của các chính quyền địa phương trong những năm gần đây làmột mối quan ngại lớn.
IMF lần đầu tiên đưa ra ước tính rằng nợ của các chính quyền địa phương trong năm 2012 lên tới 45%GDP, trong đó tính tới cả khoản tiền không được đề cập trong ngân sách chính thức nhưng chưa tínhđến các khoản nợ của các công ty quốc doanh.
Nguồn Vietnam+