IMF thông qua giải pháp vực dậy nền kinh tế toàn cầu
IMFC cho rằng khu vực đồng euro đã đạt được những tiến bộđáng kể, đặc biệt là việc Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định thực hiện các hoạt động tiền tệquyết liệt và cho ra đời Cơ chế ổn định châu Âu.
Tuy nhiên IMFC mong muốn có thêm các biện phápkhác nữa, bao gồm xây dựng kịp thời một liên minh ngân hàng hiệu quả và tài khóa mạnh mẽ hơn đểcủng cố khả năng linh hoạt của liên minh tiền tệ và đẩy mạnh các cuộc cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩytăng trưởng và tạo công ăn việc làm ở cấp quốc gia.
Đối với Mỹ cần tập trung vào vấn đề tài khóa,nâng mức trần các khoản nợ và xây dựng kế hoạch tài khóa toàn diện; trong khi Nhật Bản cũng cần chútrọng công tác củng cố tài khóa trung hạn và đảm bảo nguồn tài trợ cho ngân sách năm nay, IMFC lưuý.
Các nền kinh tế đang phát triển và mớinổi cần phải đảm bảo tính linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách để hỗ trợ tăngtrưởng cho phù hợp với sự cân bằng toàn cầu. Tác động tiềm ẩn từ các chu chuyển vốn xuyên quốc giacó quy mô lớn và không ổn định cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Ngoài ra, IMFC kêu gọicộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các quốc gia ở khu vực này. Riêng các nước phát triển,IMFC khuyến cáo cần phải thực hiện các cải cách cơ cấu cần thiết và các kế hoạch tài khóa đáng tincậy.
Đối với các nước thu nhập thấp, mặc dù tăng trưởng đang ở mức độcao, song vị thế tài khóa và dự trữ của các nước này lại yếu kém và cần phải phục hồi các biện phápbảo vệ. Trong ngắn hạn, nếu cần thiết IMF phải được cung cấp đủ nguồn lực để hỗ trợ thêm tài chínhcho các quốc gia có thu nhập thấp.
IMFC cho rằng cần thực hiện các chương trình chính sách toàn cầu,trong đó chú trọng tới nhiệm vụ xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay và xây dựng một cơ sở vững chắc chotăng trưởng trong tương lai, các chính sách tạo công ăn việc làm và tăng trưởng, xử lý nợ bền vững,củng cố các hệ thống tài chính và cắt giảm tình trạng mất cân đối toàn cầu.
IMFC cam kết củng cốcác nguồn lực tăng trưởng trong nước tại các nền kinh tế có ngân sách thặng dư, tăng cường tiếtkiệm quốc gia, đồng thời thúc đẩy khả năng cạnh tranh tại các nước thâm hụt ngân sách, và tăngcường tính linh hoạt trong chế độ tỷ giá một cách hợp lý. IMFC khẳng định lại sự cam kết tránh mọihình thức bảo hộ thương mại và đầu tư.
Nguồn Tài chính Điện tử