Thứ Năm | 03/04/2014 11:17

IMF: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn quá chậm và yếu

Kinh tế toàn cầu đã tạo được bước ngoặt kể từ sau cuộc Đại Suy thoái mặc dù tăng trưởng vẫn còn quá chậm và yếu.

Trong bài phát biểu tại Viên nghiên cứu SAIS ở Washington trước thềm cuộchọp Mùa xuân năm 2014 giữa IMF và World Bank, Christine Lagarde – chủ tịch quỹ Tiền tệquốc tế (IMF) cho biết, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn manh mún, dễsụp đổ và cần phải thay đổi cơ cấu hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Bà Lagarde đưa ra một vài xu hướng hiện nay trong kinh tế toàn cầu và lưu ýrằng, hoạt động kinh tế tại một số nước phát triển như Mỹ, khu vực đồng euro vàNhật Bản đang phục hồi trở lại nhưng cần phải tăng tốc.

Tỷ lệ tăng trưởng tại các nước mới nổi mặc dù còn chậm nhưng lại là khu vực phát triển nhanh nhất thếgiới. Trong đó, bà Lagarde đặc biệt nhấn mạnh, các nước mới nổi ở châu Á vẫnđược xem là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu.

Tương tự, tăng trưởng tại các nước châu Phi khu vực cận Saharatiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, các nước Ả Rập lại gặp nhiều tháchthức trong quá trình chuyển đổi do tình hình xã hội và chính trị khó khăn.

Những trở ngại ngắn hạn

Bà Lagarde cảnh báo rằng, có một số trở ngại ngắn hạn trên con đường tiếnđến sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Ngoài những trở ngại cũ bao gồm kếtthúc kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính, nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp cao thìcũng có những thách thức mới như rủi ro giảm phát, biến động thị trường giatăng và căng thẳng địa chính trị leo thang.

Bà nói: “Nếu chính sách kinh tế không đủ tham vọng thì thế giới có thể sẽrơi vào cái bấy tăng trưởng thấp trong trung hạn”.

Lagarde cho biết chi phí tiếp tục tăng trưởng chậm chạp là cao: tăng thu nhập khiêm tốn và giảm dần tỷ lệ thất nghiệp. "Nguy cơ là không có đủ tham vọng chính sách, thế giới có thể rơi vào cái bẫy tăng trưởng thấp trong trung hạn."

Mục tiêu chung

Bà Lagarde tuyên bố mục tiêu chung là đạt được tốc độ tăng trưởng trongtrung hạn. Với việc thu hẹp chính sách kinh tế vĩ mô ở nhiều nước, cải cách cơcấu sẽ được đẩy mạnh trong vai trò là một đòn bẩy chính sách. Những lĩnh vực màbà nhấn mạnh bao gồm: đầu tư, thị trường lao động, sản xuất và dịch vụ.

Theo đó, các nước cần đẩy mạnh và ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư để tăng sảnlượng tiềm năng và tạo công ăn việc làm. Cải cách toàn diện thị trường lao độngcó thể thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Trong khi đó, cải cách trong lĩnhvực sản xuất và dịch vụ có thể phá bỏ những độc quyền, tăng cường tính cạnhtranh và mở ra thời kỳ tăng trưởng và phát triển mạnh.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Câu hỏi đặt ra là: “Trong thời điểm mà thế giới vẫn đang trong quá trìnhphục hồi từ cuộc Đại suy thoái và căng thẳng địa chính trị leo thang, làm thếnào để chúng ta có thể đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức?”

Trong cuộc họp tại Úc vào tháng 2, bà Lagarde lưu ý rằng, các tổ chức lớnnhư G20 – gồm 20 nước công nghiệp và mới nổi - có thể giúp nền kinh tế toàn cầutăng trưởng thêm 2% trong vòng 5 năm tới.

Bà nói: “Hợp tác quốc tế sẽ đặt nền kinh tế toàn cầu vào quỹ đạo tăng trưởngbền vững”.

Nguồn Dân Việt/ IMF


Sự kiện