Mạnh Đức Thứ Năm | 19/04/2018 19:35

IMF: Nợ toàn cầu đã lên mức kỷ lục và các chính phủ cần hành động

Theo IMF, chính phủ các nước nên tận dụng điều kiện kinh tế tốt hiện tại để xây dựng bộ đệm và khả năng phục hồi.

Nợ toàn cầu đạt mức cao nhất từ ​​trước đến nay và các chính phủ nên hành động để giảm nợ của họ trong khi nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Tổng số nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 164 nghìn tỷ USD trong năm 2016, chiếm tới 225% GDP của nền kinh tế thế giới, theo Báo cáo Giám sát tài chính của IMF trong tháng 4. Mức nợ đó cao hơn 12 điểm phần trăm so với mức cao nhất trong lịch sử năm 2009 ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

IMF: No toan cau da len muc ky luc va cac chinh phu can hanh dong
 

Vitor Gaspar, Giám đốc bộ Tài chính của IMF nhận định với CNBC rằng các chính phủ nên xây dựng bộ đệm và cắt giảm nợ công để đối mặt với những thách thức không thể tránh khỏi trong tương lai. Gaspar nói rằng:"Bởi vì đây là khoảng thời quan tốt lành bạn có thể xây dựng bộ đệm và khả năng phục hồi".

Các nền kinh tế phát triển trông có vẻ tệ hơn

Trong khi đó, nợ trong nền kinh tế phát triển vượt xa mức nợ ở các thị trường mới nổi, IMF cho biết. Theo báo cáo mới nhất của nó, nợ trung bình cho các nền kinh tế phát triển đứng ở mức 105% GDP. Đối với các nền kinh tế có thu nhập trung bình, nợ ở mức khoảng 50% GDP, trong khi nợ cho các nước có thu nhập thấp, vốn đang ở trong một xu hướng tăng, lên tới 40%  GDP vào năm 2017, IMF cho biết.

IMF: No toan cau da len muc ky luc va cac chinh phu can hanh dong

Ông Gaspar cho biết IMF đã dự báo rằng tỷ lệ nợ công trên GDP đối với các nền kinh tế phát triển, ngoại trừ Mỹ, dự kiến ​​sẽ giảm trong giai đoạn kết thúc vào năm 2023.

Gaspar nói thêm: "Mỹ là quốc gia duy nhất có tỷ lệ nợ công/GDP được dự báo tăng lên, từ 108% GDP năm 2017 lên 117% vào năm 2023" khi mà quốc hội Mỹ đã thông qua kế hoạch chi tiêu và cắt giảm thuế gần đây.

Chẳng đường gập gềnh phía trước?

Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của IMF, phát hành đầu tháng này, cho rằng rủi ro tài chính ngắn hạn đã "tăng phần nào" trong những tháng gần đây do thị trường chứng khoán tăng cao.

Căng thẳng thương mại và địa chính trị cao cũng được coi là nguồn tăng rủi ro ngắn hạn. Ông Tobias Adrian, Giám đốc bộ phận Thị trường tiền tệ và vốn của IMF nói rằng: "Những gì chúng tôi đã thấy cho đến nay là các cuộc đấu khẩu và hành động thương mại đáp trả đã làm tăng sự không chắc chắn của nhà đầu tư, và kết quả là, định giá của thị trường đã giảm xuống. Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn so với sáu tháng trước, nhưng dù sao vẫn còn dễ dàng”.

Báo cáo cũng khuyến cáo rằng các chính phủ trên khắp thế giới nên từng bước giải quyết các rủi ro trong khi điều kiện kinh tế rộng hơn vẫn thuận lợi, thêm rằng "con đường phía trước cũng có thể gập ghềnh."

Nguồn CNBC