IMF: Nợ chính phủ đe dọa triển vọng tăng trưởng ở các nước phát triển
Cụ thể, sau 3 năm diễn ra khủng hoảng, nợ quốc gia đã tăng trung bình lên 86% so với mức ban đầu, chưa kể còn những khoản nợ chưa thể thống kế hết.
Cũng tại hội nghị lần này, IMF và nhiều tổ chức khác thừa nhận, đã 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, các nhà kinh tế vẫn loay hoay tìm giải pháp giải quyết nợ và giảm tỷ lệ thất nghiệp, 2 hệ quả nghiêm trọng do cuộc đại suy thoái gây ra.
Các nhà kinh tế nhấn mạnh, với tình trạng các nền kinh tế phát triển bị sa lầy như hiện tại, các nhà hoạch định chính sách nên nhìn về quá khứ để tìm kiếm những bài học, đồng thời trong xu thế phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, họ cũng nên thích nghi và học hỏi bài học chống khủng hoảng từ những nước khác.
Trong một phiên họp độc lập về khủng hoảng nợ, kinh tế trưởng tại IMF Olivier Blanchard cho rằng để giải quyết vấn đề nợ, các nhà hoạch định chính sách nên trả lời 3 câu hỏi: Làm thế nào để xác định khi nào tái cơ cấu nợ là cần thiết? Liệu nên có những quy định tái cơ cấu nợ mới hay không? Nếu không giải quyết nợ, hậu quả xảy đến sẽ là gì?
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế đến từ Viện công nghệ Massachusetts, ông Simon Johnson, cho rằng trong thập kỷ qua, những thay đổi về chính trị là một phần nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những hậu quả khủng hoảng đang thực sự làm thay đổi cục diện kinh tế thế giới. Ông cũng nhấn mạnh chính phủ các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải nghiêm túc điều chỉnh tài chính nếu muốn giữ vị thế trong nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn IMF/Khampha