IMF: Khu vực Euro đối mặt nguy cơ lạm phát thấp
Ủy ban chính sách của IMF nhấn mạnh đà tăng trì trệ của giácả sẽ ảnh hưởng xấu tới phục hồi của kinh tế thế giới đang tiến đến năm thứ 5 sau khủng hoảng tàichính toàn cầu. Trong thông cáo chính thức ra hôm thứ 7 tuần trước, ủy ban nàycho biết các nguy cơ kéo lùi triển vọng kinh tế toàn cầu bao gồm bất ổn ở cácthị trường mới, mức lạm phát rất thấp ở một số nước tiên tiến, tỷ lệ nợ côngcao và căng thẳng địa chính trị.
Quan ngại tập trung vào khu vực đồng Euro, nơi mức lạm pháthàng năm hiện đang quá thấp, chỉ ở 0,5% so với mục tiêu của Ngân hàng trungương châu Âu (ECB) là khoảng 2%. Tuy nhiên, so với Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) và các ngân hàng trung ương lớn khác, ECB hiện vẫn còn dè dặt trong việctung ra các gói kích thích kinh tế.
Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi lưu ý các nhà đầu tư rằng khuvực đồng Euro sẽ không cho phép có thêm sự tăng giá nào gây ảnh hưởng đến xuấtkhẩu và làm giảm lạm phát. Ông Draghi cũng cho biết, mức lạm phát quá thấp đanggây sức ép cho các nước trong việc khôi phục khả năng cạnh tranh, khiến việc giảmgánh nặng nợ công cũng trở nên khó khăn hơn.
IMF hối thúc khu vực đồng Euro cần có giải pháp kịp thời và chorằng quỹ chưa nhìn thấy khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của ECB trong khitình hình lạm phát tại Mỹ và Nhật Bản có vẻ khả quan và sẽ đạt mục tiêu mà ngânhàng trung ương các nước này đề ra.
Nếu ECB quyết định hành động, khả năng ngân hàng sẽ áp dụnglãi suất âm đối với các khoản tiền gửi ngân hàng qua đêm. Điều này sẽ làm suy yếuđồng Euro do các tài sản niêm yết bằng Euro sẽ ít hấp dẫn hơn với các nhà đầutư nước ngoài.
ECB cho biết, ngân hàng hiện cũng đang dõi theo những diễn biếntại Ukraine do tình hình leo thang tại đây có thể sẽ gây tác động nghiêm trọngvề mặt kinh tế.
Nguồn GAFIN/WSJ