Thứ Tư | 20/03/2013 20:38
IMF kêu gọi cải cách hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu
Tổng giám đốc IMF nhận xét, các ngân hàng yếu kém đẩy lùi sự nghiệp tăng trưởng trong khi tín dụng cho nền kinh tế sản xuất vẫn hết sức hạn chế.
Ngày 19/3/2013, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Bà Christine Lagarde đã đọc tham luận tại Hội nghị cấp cao tài chính được tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức, kêu gọi các nhà lãnh đạo hàng đầu ngành ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu hãy thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc cải cách hệ thống tài chính toàn cầu.
Bà nhấn mạnh, cần phải đạt được thêm nhiều tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thực hiện các quy chế pháp quy và mở rộng đối tượng áp dụng các quy chế này, làm sạch bảng cân đối tài sản các ngân hàng và xử lý mối đe dọa do các ngân hàng có vị trí quan trọng trên hệ thống toàn cầu gây ra.
Bà Lagarde nhận xét rằng các ngân hàng yếu kém vẫn đẩy lùi sự nghiệp tăng trưởng trong khi tín dụng cho nền kinh tế sản xuất vẫn hết sức hạn chế, nhiều ngân hàng vẫn còn bị tác động mạnh mẽ bới hậu quả còn lại của cuộc khủng hoảng, và đây chính là khâu yếu kém trong tiến trình phục hồi.
Tổng giám đốc IMF nêu bật những vấn đề chủ chốt về quy chế pháp quy trong chương trình cải cách, kể cả mối quan tâm lo ngại về việc trì hoãn thực hiện quy chế Basel III tại các nước lớn. Bà cũng chỉ ra mối đe dọa gây ra bởi các ngân hàng có quy mô lớn , có cơ cấu tổ chức phức tạp và có mối quan hệ chằng chịt, và đây chính là những ngân hàng được coi là “quá quan quan trọng đến nỗi người ta không thể để cho những ngân hàng này đổ vỡ được.” Bà cũng nêu lên quan ngại về sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc tính toán mức độ rủi ro của tài sản-đó chính là cơ sở cho việc xác định nhu cầu vốn của tất cả các ngân hàng và sự thành công của các quy định mới.
Ngoài ra, bà kết luận rằng công việc của chúng ta ngày nay trên cương vị các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý là tạo ra sự thay đổi một cách hiệu quả và vĩnh viễn hướng tới mục tiêu tạo ra một loạt các ngân hàng mạnh mẽ và đồng thời giảm thiểu tần suất và tính trầm trọng của các rủi ro hệ thống.
Bà nhấn mạnh, cần phải đạt được thêm nhiều tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thực hiện các quy chế pháp quy và mở rộng đối tượng áp dụng các quy chế này, làm sạch bảng cân đối tài sản các ngân hàng và xử lý mối đe dọa do các ngân hàng có vị trí quan trọng trên hệ thống toàn cầu gây ra.
Bà Lagarde nhận xét rằng các ngân hàng yếu kém vẫn đẩy lùi sự nghiệp tăng trưởng trong khi tín dụng cho nền kinh tế sản xuất vẫn hết sức hạn chế, nhiều ngân hàng vẫn còn bị tác động mạnh mẽ bới hậu quả còn lại của cuộc khủng hoảng, và đây chính là khâu yếu kém trong tiến trình phục hồi.
Tổng giám đốc IMF nêu bật những vấn đề chủ chốt về quy chế pháp quy trong chương trình cải cách, kể cả mối quan tâm lo ngại về việc trì hoãn thực hiện quy chế Basel III tại các nước lớn. Bà cũng chỉ ra mối đe dọa gây ra bởi các ngân hàng có quy mô lớn , có cơ cấu tổ chức phức tạp và có mối quan hệ chằng chịt, và đây chính là những ngân hàng được coi là “quá quan quan trọng đến nỗi người ta không thể để cho những ngân hàng này đổ vỡ được.” Bà cũng nêu lên quan ngại về sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc tính toán mức độ rủi ro của tài sản-đó chính là cơ sở cho việc xác định nhu cầu vốn của tất cả các ngân hàng và sự thành công của các quy định mới.
Ngoài ra, bà kết luận rằng công việc của chúng ta ngày nay trên cương vị các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý là tạo ra sự thay đổi một cách hiệu quả và vĩnh viễn hướng tới mục tiêu tạo ra một loạt các ngân hàng mạnh mẽ và đồng thời giảm thiểu tần suất và tính trầm trọng của các rủi ro hệ thống.
Nguồn SBV