IMF dự báo khủng hoảng châu Âu còn kéo dài
Ví dụ, Đức có phí tổn lao động đơn vị giảm gần 20% từ năm 1999, trong khi thước đo này của Pháp, Italia, Hà Lan và Tây Ban Nha lại có xu hướng tăng lên. Và rất nhiều nền kinh tế eurozone trải qua bùng nổ nhu cầu.
Theo IMF, việc đảo ngược xu thế này cần một tiến trình lâu dài để các nước gặp khó khăn hạ bớt lạm phát, giảm tăng trưởng sản lượng, hạ tăng trưởng lương, và tăng năng suất cao hơn, ngay cả khi có những chính sách hỗ trợ được triển khai.
Giải quyết vấn đề gốc rễ trong khủng hoảng tài chính eurozone khó khăn đặc biệt khi thương mại giữa các thành viên trong nội khối eurozone tương đối nhạy cảm hơn thương mại với các khu vực khác, do sự thiếu hụt cạnh tranh trong khu vực. Việc đánh giá tình hình eurozone cũng gặp trở ngại do khối không có một kênh tỷ giá hối đoái.
IMF cho rằng các điều chỉnh cẩn thiết gồm cả yêu cầu những nước thặng dư thương mại trong khối chấp nhận lạm phát tương đối cao hơn trong một số thời điểm.
Đồng thời với việc công bố báo cáo, IMF cũng thông báo thay đổi về cách thức đánh giá kinh tế các nước thành viên, để có thể đo lường hiệu quả chính sách của một nước tới các nước khác hiệu quả hơn. IMF cho phép thời hạn 6 tháng để chuyển sang phương pháp đánh giá mới nhằm cả nhân viên và các nước thành viên có thời gian làm quen.
IMF, tham gia vào các gói giải cứu Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, đang bị chỉ trích vì đã không nhận ra các dấu hiệu dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Báo cáo năm ngoái chỉ ra, cách thức đánh giá tỷ giá hối đoái của IMF bị chỉ trích, buộc IMF thêm vào các dữ liệu như dòng vốn để đánh giá sự ổn định bên ngoài của các quốc gia thành viên.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) định nghĩa, phí tổn lao động đơn vị (Unit labor cost - ULC) đo lường chi phí lao động mỗi đơn vị sản lượng và được tính bằng tổng chi phí lao động chia cho sản lượng thực tế.Thông thường, ULC là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát, vì ULC tăng tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tăng giá. |