Thứ Năm | 13/12/2012 14:24

IMF đề xuất giải pháp đối phó khủng hoảng việc làm

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng cải cách chính sách thuế và chi tiêu là những giải pháp hiệu quả để các nước đối phó khủng hoảng việc làm.
Nghiên cứu gần đây của Vụ tài chính IMF cho rằng việc cải thiện kết quả việc làm và triển khai các chính sách nhằm kích cầu hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng và các nhà đầu tư, qua đó sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động, tăng cường những cơ chế khuyến khích làm việc, mở rộng đào tạo và hỗ trợ việc làm, trong khi vẫn giữ mục tiêu của chủ sở hữu.

Nghiên cứu của IMF khẳng định trước khi khủng hoảng toàn cầu xuất hiện, thất nghiệp gia tăng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Điều này cho thấy những thách thức của thị trường lao động sẽ không mất đi khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Vì vậy, cần phải có các biện pháp chính sách để tái cấu trúc thị trường lao động và cải thiện triển vọng việc làm.

IMF nhận định ba thách thức quan trọng đối với thị trường lao động. Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn cao – điều đó có nghĩa tỷ lệ thất nghiệp kéo dài hơn 1 năm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, tuy nhiên các nước Bắc Âu không rơi vào tình huống này khi họ đã thực hiện chức năng quản lý hiệu quả để kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp dài hạn

Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 là cao, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ tại Hy Lạp và Tây Ban Nha là trên 50%, cao hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của các nền kinh tế thế giới. Và cuối cùng là lao động không có kỹ năng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn lao động có kỹ năng.

Để giải quyết 3 thách thức nêu trên, IMF cho rằng các giải pháp cần tập trung vào vấn đề tài chính, bao gồm những chính sách làm gia tăng nguồn thu thuế của nhà nước đồng thời tăng lợi ích người lao động được hưởng mà không gây áp lực cho các ông chủ.

Theo IMF, các nhà hoạch định chính sách có thể áp dụng biện pháp cắt giảm chênh lệch thu nhập do thuế. Điều đó có nghĩa chênh lệch giữa thu nhập trước thuế và sau thuế cần được thu hẹp, nhất là một số đối tượng như phụ nữ, công nhân sắp nghỉ hưu và lao động tay nghề thấp.

Ngoài ra, áp dụng lịch trình thuế tiến bộ hơn (gánh nặng thuế tăng lên theo phần trăm thu nhập tăng lên) có thể được coi như là một cải cách doanh thu trung lập làm giảm thuế bổ sung đối với người lao động có tay nghề thấp.

Chính sách trợ cấp thất nghiệp cũng cần cải tổ khi mà lực lượng thất nghiệp ngày càng tăng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, làm tăng gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Do vậy, IMF khuyến cáo các cơ quan trợ cấp thất nghiệp cần áp dụng các biện pháp giám sát chuyên sâu kết hợp với biện pháp trừng phạt thích hợp nhằm khuyến khích người lao động chủ động tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, IMF cho rằng các quốc gia cần triển khai các chương trình làm năng động hóa thị trường lao động. Các chương trình này có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách bền vững hơn khi người lao động tìm kiếm được những công việc phù hợp hơn giữa năng lực và vị trí tuyển dụng việc làm.

Các chương trình cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu chú trọng tới đối tượng thất nghiệp là người trẻ và những người bị thất nghiệp dài hạn. Ví dụ, các chương trình hỗ trợ cho việc đào tạo và học nghề đã thực sự hữu ích cho việc chuyển đổi lao động trẻ thành những người làm công có tay nghề. Hoặc chương trình trợ cấp lương cho các nhóm mục tiêu đã đêm lại hiệu quả trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người thất nghiệp dài hạn và không có tay nghề.

Tuy nhiên, một bài học quan trọng mà IMF rút ra là tạo việc làm nhiều hơn trong khu vực công nói chung là không hiệu quả trong việc cải thiện kết quả làm việc.

Đối với chính sách lương hưu, IMF cũng lưu ý rằng công nhân lớn tuổi có thể được khuyến khích làm việc lâu hơn nếu trong tương lai lợi ích hưu trí của họ đã được điều chỉnh hoàn toàn trong nhiều năm đóng góp thêm, loại bỏ các ưu đãi tài chính cho nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, cũng có thể có tranh luận rằng chính sách kéo dài tuổi hưu có thể ảnh hưởng không tốt đến thất nghiệp gia tăng.

IMF lập luận các biện pháp để thúc đẩy công nhân có trình độ cao hơn tham gia lực lượng lao động sẽ mất thời gian nhiều hơn so với các biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu hoặc nâng cao lao động. Hơn nữa, so với tỷ lệ lao động dài hạn, tham gia lực lượng, bao gồm cả công nhân lớn tuổi, đã được thực tế chứng minh là không tăng tỷ lệ thất nghiệp, mà là để được tương quan với tổng số việc làm thông qua tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Nguồn SBV


Sự kiện