IMF cho biết thêm, các lĩnh vực sản xuất ở các nước châu Á hiện bị buộc phải ký hợp đồng trước vì thương mại giảm có thể dẫn đến mất việc làm, trung bình lên tới 7%.

 
Gia Khánh Thứ Hai | 31/10/2022 16:47

IMF: Châu Á sẽ hứng chịu nhiều nhất nếu kinh tế toàn cầu bị chia cắt

Không chỉ các lệnh trừng phạt mà chính những chính sách thương mại chưa rõ ràng cũng có thể cản trở hoạt động kinh tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, châu Á - Thái Bình Dương cần cảnh giác hơn bất kỳ khu vực nào khác nếu hệ thống thương mại toàn cầu chia rẽ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.

Trong trường hợp các lĩnh vực thương mại bị cắt đứt vì chịu ảnh hưởng từ việc Mỹ áp lệnh trừng phạt lên ngành sản xuất chip của Trung Quốc, cũng như nếu các hàng rào phi thuế quan ở các khu vực khác được nâng lên mức "thời Chiến tranh Lạnh", các nước Châu Á - Thái Bình Dương có thể mất hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số đó gấp đôi số thiệt hại hàng năm được dự đoán trên toàn cầu. 

IMF cho biết thêm, các lĩnh vực sản xuất ở các nước châu Á hiện bị buộc phải ký hợp đồng trước vì thương mại giảm có thể dẫn đến mất việc làm, trung bình lên tới 7%.

Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương tại IMF, cho biết: “Sự bất ổn định thương mại và các biện pháp hạn chế cuối cùng sẽ leo thang, khiến thế giới bị chia rẽ và phân mảnh. Châu Á có nguy cơ mất mát rất nhiều bởi vì đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và trong một thế giới phân mảnh, nơi này có nguy cơ thiệt thòi nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác”. 

 

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Các dấu hiệu phân mảnh toàn cầu bắt đầu xuất hiện trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2018. Nhưng những dấu hiệu đáng lo ngại hơn, chẳng hạn như cuộc chiến Nga-Ukraine, đã xuất hiện. IMF cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã góp phần tạo thêm bất ổn và căng thẳng xung quanh các mối quan hệ thương mại trên toàn cầu. 

Không chỉ các lệnh trừng phạt mà chính những chính sách thương mại chưa rõ ràng cũng có thể cản trở hoạt động kinh tế, khi các công ty toàn cầu đang tạm dừng tuyển dụng, đầu tư còn các công ty mới thì hoãn gia nhập thị trường, IMF cho biết. 

Đưa ra dẫn chứng, IMF cho biết rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung năm 2018 đã làm giảm khoảng 3,5% các khoản đầu tư trên toàn cầu, chỉ sau hai năm. 

Tác động của phân mảnh thương mại còn lớn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và đối với các doanh nghiệp có nợ cao. 

IMF cho biết trong khi nghiên cứu của họ tập trung vào tác động của sự phân mảnh đối với thương mại, có thể có những mối lo đáng quan ngại hơn nữa, chẳng hạn như việc “tháo gỡ các mối quan hệ tài chính”.

IMF cho biết: “Sự phân tán tài chính có thể dẫn đến hệ quả ngắn hạn do tình trạng tài chính  nhanh chóng trở nên không ổn định, hệ quả dài hạn do thị trường đa dạng hóa ít hơn và tăng năng suất chậm hơn vì đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm”. 

Cơ quan quốc tế này đang kêu gọi các quốc gia hủy bỏ các hạn chế thương mại gây tổn hại và bất ổn định thông qua việc truyền đạt rõ ràng hơn về các mục tiêu chính sách.  

“Có thể nhấn mạnh nhiều hơn vào số hóa, đầu tư vào giáo dục… nhưng quan trọng nhất là hợp tác quốc tế, bởi vì chúng tôi muốn tránh nguy cơ phân mảnh… điều quan trọng là tất cả chúng ta phải hành động ngay bây giờ, và cùng nhau.” Ông Srinivasan nói. 

Dòng vốn

Đã có những lo ngại về dòng vốn bị rút khỏi châu Á khi lãi suất trong khu vực này đi sau so với lãi suất của Mỹ. Nhưng cho đến nay, chúng vẫn “trong tầm kiểm soát”, ông Srinivasan nói.

Ông Srinivasan cho biết thêm, tình hình ở châu Á đang diễn biến không đồng đều.

“Cụ thể thì chúng tôi thấy dòng vốn chảy vào Ấn Độ rất nhiều, chảy mạnh vào Đài Loan, Trung Quốc, tương đối đối với Indonesia và Malaysia, còn Thái Lan thì cực kì ấn tượng. Thời gian gần đây thì chúng tôi thấy các dòng chảy lại trở lại Ấn Độ. Vì vậy, bức tranh tổng thể có một chút không đồng nhất. ” Ông nói.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao Trung Quốc sẽ không “giải cứu” ngành bất động sản của nước mình?

Nguồn CNBC