Iceland: Quốc gia phá sản để phục hồi
Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau kể từ thời khắc kinh hoàng đó, Iceland đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác của châu Âu. Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) còn dự báo kinh tế Iceland trong năm 2013 sẽ tăng trưởng cao hơn cả khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Mặc dù vẫn chưa hoàn toàn hồi phục bằng với thời điểm trước khủng hoảng, song đến nay Iceland được xếp vào một trong những quốc gia có nền chính trị và kinh tế ổn định nhất châu Âu. Thành công của Iceland trong những năm qua là điều không thể phủ nhận, và ẩn đằng sau đó là câu chuyện khá thú vị về một quốc vươn lên từ đáy cùng khủng hoảng.
Cội nguồn khủng hoảng Iceland
Bên cạnh đó, các ngân hàng Iceland tiếp xúc quá nhiều với hệ thống tài chính Mỹ thông qua một loạt các loại tài sản liên quan đến các loại chứng khoản đảm bảo bằng thế chấp (MBS) dưới chuẩn. Kết quả là, tiếp sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, hàng loạt ngân hàng Iceland cũng tuyên bố vỡ nợ.
Trước tình thế cấp bách đó, chính phủ Iceland đã can thiệp bằng cách bảo đảm cho những người gửi tiền trong nước, đồng thời không để những người đóng thuế phải gánh trách nhiệm trả nợ quốc gia. Tuy nhiên, những biện pháp đó dường như đã quá muộn và không thể ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng.
Trong năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iceland giảm tới 10%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp 7 lần. Ba ngân hàng lớn nhất Iceland tuyên bố vỡ nợ 85 tỷ USD càng khiến nền kinh tế đất tiến gần hơn tới bờ vực sụp đổ. Trước làn sóng phẫn nộ của người dân, tòa án Iceland buộc phải mở phiên tòa xét xử tổng thống Geir Haarde - một điều chưa từng có trong lịch sử Iceland - với tội danh "sơ suất" và xử lý sai khủng hoảng. Mặc dù không bị kết án, song phiên tòa xử ông Geir Haarde cũng là thông điệp mạnh mẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng mà Iceland phải gánh chịu.
Không chỉ tổng thống, mà hàng loạt các chủ ngân hàng cũng bị lôi ra xét xử vì những sai lầm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia.
Nhìn lại khủng hoảng Iceland, các nhà phân tích cho rằng quy mô tài sản của các ngân hàng Iceland thời kỳ trước năm 2008 đã mở rộng rất nhanh và chủ yếu dựa trên đòn bẩy tài chính. Những ngân hàng này đi vay rất nhiều tiền từ chủ nợ nước ngoài và sử dụng chúng để mua các loại tài sản (chủ yếu là MBS Mỹ).
Trước làn sóng tăng giá của thị trường tài sản, các hộ gia đình Iceland cũng ồ ạt đi vay tiền từ ngân hàng. Kết quả là, "bong bóng tài sản" hình thành khi tổng nợ ngân hàng và nợ hộ gia đình Ireland cao gấp 6 lần GDP quốc gia. Tính đến năm 2008, số nợ trung bình của mỗi hộ gia đình Iceland lên tới 240% thu nhập.
Bong bóng tài sản Iceland bắt đầu chuyển sang giai đoạn "thiếu bền vững" khi các nhà đầu tư quốc tế đổ xô vào mua trái phiếu chính phủ Iceland (được hỗ trợ bởi đồng nội tệ mạnh). Kết quả là, trong suốt một thập niên, Iceland luôn ở trong tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai cao - tín hiệu cảnh báo dòng vốn đổ vào đất nước đang cao quá mức.
Chính sự tiếp xúc quá nhiều với nguồn vốn bên ngoài khiến kinh tế Iceland trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Khi khủng hoảng lây lan (Lehman Brothers sụp đổ), tất yếu dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng của giá tài sản và các ngân hàng cũng như người dân Iceland bị đẩy tới bờ vực phá sản.
Hành trình vươn lên từ khủng hoảngNhững gì đã diễn ra ở Iceland cũng không khác ở các quốc gia ngoại vi châu Âu là bao, song sự khác biệt ở đây chính là cách phản ứng của chính phủ, và quả thực cách đối phó khủng hoảng của Iceland hoàn toàn khác biệt so với phần còn lại của thế giới.
Thay vì giải cứu (như Mỹ, Anh, Ireland hay Hy Lạp), Iceland chấp nhận để các ngân hàng vỡ nợ.
Chính phủ Iceland chủ trương chỉ bảo vệ người gửi tiền trong nước, bất chấp sự giận dữ của những người gửi tiền nước ngoài (đặc biệt là người Anh). Ngoài ra, những hộ gia đình nào có tổng nợ cao hơn 110% giá trị tài sản đều được xóa nợ. Chính phủ Iceland cũng cung cấp một loạt các phương tiện trợ cấp. Những hộ gia đình thu nhập thấp, ít tài sản và có nhiều con sẽ được ưu tiên nhận nhiều tiền trợ cấp hơn.
Tháng 6/2010, Tòa án tối cao Iceland phán quyết các khoản vay bằng ngoại tệ bị coi là bất hợp pháp. Đây được xem là hành động khá liều lĩnh của Iceland, song vô cùng cần thiết bởi kể từ khi khủng hoảng nổ ra, đồng krona đã mất giá tới 80% khiến các khoản nợ nước ngoài tăng gấp đôi.
Những biện pháp kể trên đã giúp Iceland giảm nợ hộ gia đình xuống còn 13% GDP. Do đó, người dân Iceland cũng dư dả tiền để chi tiêu mua sắm - và đây cũng là một trong những động lực chính cho sự phục hồi của kinh tế đất nước.
Kế đó, chính phủ Iceland tiếp tục thực hiện 2 bước quan trọng - được coi là chìa khóa giúp Iceland thoát khủng hoảng - đó là kìm giá đồng nội tệ và kiểm soát vốn. Việc ép đồng krona giảm 50% so với đồng USD đã giúp vực dậy ngành xuất khẩu Iceland (chủ yếu là cá đông lạnh), đồng thời giúp du lịch Iceland trở nên rẻ hơn và hấp dẫn hơn. Đây cũng chính là 2 ngành công nghiệp xương sống tạo đà phục hồi và tăng trưởng cho kinh tế Iceland trong 6 quý gần đây.
Kể từ khi khủng hoảng nổ ra, chính phủ và người dân Iceland đã cùng nhau làm việc chăm chỉ để khôi phục sự ổn định của kinh tế vĩ mô và gây dựng lại ngành tài chính. Iceland cũng nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với gói cứu trợ 10 tỷ USD. Chính phủ Iceland cũng nghiêm túc thực hiện chương trình tái cơ cấu kinh tế kéo dài 3 năm. Có thể nói, đây là một trong những chương trình tái cơ cấu thành công nhất khi giúp GDP Iceland tăng trưởng 2,5% trong 2 năm liên tiếp. Mặc dù GDP danh nghĩa vẫn còn dưới mức trung bình, song đó là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của Iceland.
Bằng cách chấp nhận để các ngân hàng phá sản và xóa nợ cho người dân, Iceland nhanh chóng khôi phục lại kinh tế trong vòng chưa đầy 3 năm. |
Điều cuối cùng khi nhắc đến thành công của Iceland chính là sự cương quyết của chính phủ trong việc truy tố và xử lý tận gốc những kẻ gây ra khủng hoảng. Một công tố viên Iceland cho biết cho đến nay, tòa án Iceland đã kết tội hơn 90 đối tượng, trong khi hơn 200 người khác - bao gồm cả các cựu giám đốc điều hành tại 3 ngân hàng lớn nhất Iceland - cũng phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Chỉ riêng điều này cũng có thể thấy sự khác biệt trong cách giải quyết khủng hoảng so với các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ - nơi không một quan chức ngân hàng hay tài chính nào phải hầu tòa dù gây ra những hậu quả kinh tế đặc biệt nghiêm trọng sau bê bối cho vay dưới chuẩn.Bài học cho châu Âu
Giáo sư kinh tế tại Đại học Iceland, ông Thorolfur Matthiasson, cho rằng bài học lớn nhất rút ra từ khủng hoảng Iceland đó là nếu các nước châu Âu thực sự nhận ra sự cần thiết của việc giảm và xóa nợ, chắc chắn họ sẽ hiểu vai trò quan trọng của quyết định giảm nợ hộ gia đình trong quá trình phục hồi và vươn lên khỏi khủng hoảng của Iceland.
Nếu không có quyết định giảm nợ, các hộ gia đình Iceland chắc chắc sẽ phải oằn mình vì nợ, thậm chí phá sản. Khi đó, chính phủ chắc chắn sẽ phải tiến hành trợ cấp cho người dân và gánh nặng đối với nền kinh tế cũng theo đó tăng lên.
Cuối cùng, chính phủ Iceland lựa chọn một cách làm hoàn toàn khác, và kết quả đã giúp nền kinh tế phục hồi trở lại chỉ sau chưa đầy 3 năm.
Trong một bài báo đăng tải trên tờ New York Times ngày 24/11, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng các nước châu Âu đang chìm trong khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Italia nên học theo cách làm của Iceland, đó là "phá sản để phục hồi". Ông cũng cho rằng mô hình bảo hộ cho các ngân hàng không phải lúc nào cũng mang lại thành công như ở Iceland.
Tuy nhiên, lời khuyên này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các quan chức châu Âu và thậm chí cả chính phủ Iceland. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bộ trường tài chính Iceland Steingrimur J. Sigfusson cho biết: "Ở thời điểm đó, quyết định xóa nợ là do Iceland không có khả năng cứu các ngân hàng. Iceland không khuyến khích các quốc gia khác học theo mô hình này, bởi lặp lại quyết định như vậy là việc làm vô cùng thiếu trách nhiệm".
Ông cũng cho biết: "Những gì diễn ra lúc đó vô cùng khẩn cấp và không thể tránh khỏi. Đó không phải là lựa chọn mà chúng tôi mong muốn, nhưng nếu không thông qua, kinh tế Iceland chắc chắn sẽ sụp đổ hoàn toàn".
Mặc dù vậy, câu chuyện thành công của Iceland cũng là một ví dụ hoàn hảo với nhiều nhà kinh tế - những người không ít lần kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu chấp nhận để các ngân hàng và các thể chế tài chính yếu kém sụp đổ mà không gây hại cho xã hội.
với quá nhiều rủi ro.