Nguồn ảnh: AFP.
Hy vọng về một cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc
Chia sẻ trên CNBC, ông Raghuram Rajan, Giáo sư tài chính tại Đại học Chicago, Mỹ cho biết, sự bùng phát đại dịch COVID-19 dẫn đến sự phong tỏa trên toàn quốc ở khắp các quốc gia gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
Tại một hội nghị tổ chức vào cuối tháng 7, Giáo sư Raghuram Rajan chia sẻ: “Tôi nghĩ sự khác biệt quan trọng nhất là: Quốc gia nào có thể đứng vững?”
Dựa trên dữ liệu từ báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 6, ông Raghuram Rajan cho rằng, các biện pháp tài chính và tín dụng thực hiện bởi các nước công nghiệp phát triển để đối phó với đại dịch trung bình chiếm tới 20% tổng sản phẩm quốc nội.
Theo ông Raghuram Rajan, cựu Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, các biện pháp tài chính và tín dụng tại các nền kinh tế mới nổi nhằm đối phó với đại dịch giảm xuống còn 5% GDP. Đối với các nền kinh tế đang phát triển hoặc các nước nghèo nhất thế giới, con số này chỉ là 1%.
Rủi ro đối với các thị trường mới nổi
Ông Raghuram Rajan cảnh báo: “Có một rủi ro rất lớn, các thị trường mới nổi đang bị chìm”. Làm thế nào để các thị trường này không bị "chìm" với nguồn tài chính hạn hẹp? Số nợ ở nhiều quốc gia mới nổi sẽ tăng vọt, thậm chí chỉ từ thiệt hại do việc mất doanh thu, hoặc từ tổn thất trong GDP.
Theo IMF, 45 quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đã tìm kiếm nguồn tài trợ khẩn cấp từ các ngân hàng cho vay toàn cầu. Nợ công vượt quá 48% GDP trung bình trong giai đoạn 2020-2021.
Ông Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng cao cấp và Chủ tịch của Ngân hàng trung ương ở Singapore cho rằng: “Phần lớn sự tăng trưởng trên thế giới ngày nay đến từ thế giới mới nổi. Nhìn lại 10 năm qua, khoảng 2/3 tăng trưởng toàn cầu đến từ thế giới mới nổi”.
Ông Tharman Shanmugaratnam nói rằng: “Khi chúng ta nghĩ về tương lai của nền kinh tế thế giới, về cơ bản là liệu thế giới mới nổi sẽ tiếp tục nổi lên hay bị nhấn chìm”.
Ngày nay, có một rủi ro rất thực tế là nếu thế giới mới nổi chìm xuống thì những lợi ích chúng ta đạt được trong 2-3 thập kỷ tới sẽ thể hiện rõ điều đó. Những hậu quả không chỉ là kinh tế, mà còn mang tính xã hội, đó là chính trị và bây giờ sẽ là địa chính trị. Một lượng lớn người bị thất nghiệp chính thức hoặc không chính thức. Hậu quả mà chúng ta đối mặt sẽ diễn ra ở mọi nơi trên thế giới.
Mỹ và Trung Quốc có thể là "người chơi" chính trong ván bài kinh tế
Ông Raghuram Rajan khẳng định, thế giới cần sự lãnh đạo toàn cầu để mở rộng các nguồn lực cần thiết cho các quốc gia cần chúng nhất.
Điều này phải đến từ 2 quốc gia lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Cả 2 cường quốc này phải bước lên sân khấu, nếu cả 2 đều không bước thì 40 quốc gia nghèo nhất thế giới rõ ràng cần nhiều nguồn lực hơn để chống lại virus.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang hơn nữa trong năm nay về nhiều vấn đề khác nhau, từ nguồn gốc của sự bùng phát COVID-19, đến sự cạnh tranh trên Biển Đông và việc thông qua Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông. Ông Raghuram Rajan hy vọng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sẽ là bước ngoặt để cả 2 nước có thể đi đến một cuộc đối thoại.
Thực sự cần có một vai trò to lớn đối với sự lãnh đạo toàn cầu. Sự lãnh đạo này phải đến từ cả 2 phía Mỹ và Trung Quốc. Hy vọng các quốc gia khác, các nền dân chủ nhỏ hơn trên thế giới có thể thúc đẩy 2 siêu cường thế giới đến với nhau trong một số cuộc đối thoại.
Có thể bạn quan tâm:
► Lạm phát không còn là vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới