Thứ Ba | 29/05/2012 19:14

Hy Lạp rời eurozone sẽ là "thảm họa" với một số nước

Hy Lạp rời khu vực đồng euro (eurozone) có thể gây thiệt hại không chỉ châu Âu, mà cả kinh tế toàn cầu bao gồm: Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Thương mại toàn cầu và sự gắn kết tài chính đồng nghĩa với ảnhhưởng sẽ không chỉ giới hạn trong eurozone. JPMorgan Chase dự tính cứ 1% suy giảmcủa kinh tế châu Âu kéo theo 0,7% suy giảm tăng trưởng ở các nơi khác. Các quốcgia mạnh về xuất khẩu, từ Anh đến Trung Quốc sẽ phải chịu thiệt hại, còn các nướcsản xuất hàng hóa như Nga sẽ bị ảnh hưởng do giá dầu giảm.

Ý kiến Hy Lạp rời eurozone có thể tạo nên “tổn thất không lườngtrước” của Richard Clarida – Pacific Investment Management Co. được nhiều nhàkinh tế từ của Bank of America Merill Lynch và JPMorgan Chase & Co ủng hộ.Kịch bản tồi tệ nhất là: tình trạng vỡ nợ công trên khắp châu Âu, đi kèm với rúttiền ồ ạt khỏi ngân hàng, khủng hoảng tín dụng, và suy thoái khiến thêm nhiều nướcphải rời khu vực đồng tiền chung.

Tác động tới toàn châuÂu

Cái giá của Hy Lạp rời eurozone có thể lên tới hơn 1.000 tỷeuro, theo dự đoán của Viện tài chính quốc tế, bao gồm thiệt hại trực tiếp từ nợcủa Hy lạp, cũng như tiền để bảo vệ Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha, Italia vàcủng cố các ngân hàng.

Không chỉ thế, các nhà nghiên cứu của Merill Lynch dự đoánGDP eurozone sẽ giảm 4% trong cuộc suy thoái tiếp sau đó, bằng với mức suy giảmsau sự sụp đổ của Lehman năm 2008.

Euro có thể giảm xuống dưới 1,2 USD và chỉ số chung ngành ngânhàng châu Âu Stoxx 600 Banks Index cũng trượt xuống dưới 111 điểm, từ 123điểm hôm qua.

Ngoài ra, Mark Clifffe, người đứng đầu nghiên cứu thị trườngtài chính tại trụ sở ở Lodon của ING Bank NV, tính toán Hy Lạp rời khối khiếngiảm sản lượng cả eurozone khoảng 2% so với Hy Lạp ở lại, trong đó Tây Ban Nhavà Italia sẽ thiệt hại nặng lề nhất. Và nghiêm trọng hơn, sự sụp đổ hoàn toàn củaeurozone sẽ khiến tổng GDP giảm hơn 12% GDP trong hơn 2 năm.

Các nền kinh tế eurozone sẽ là những nơi đầu tiên chịu tác động do một nửaxuất khẩu của họ là sang các nước thành viên. Dữ liệu tuần trước cũng chỉ ra niềmtin kinh doanh của Đức và sản lượng công nghiệp, dịch vụ của châu Âu giảm.

Bungari và Romania là những nước ngoài khu vực chịu tác độngđầu tiên, khi xuất khẩu Romania sang Hy Lạp chiếm 3,5% GDP và các ngân hàng HyLạp hiện diện ở nước này khá nhiều, Neil Shearing, kinh tế trưởng thị trường mớinổi tại Capital Economics Ltd. tại London nhận định. Bên cạnh đó, Hungary,Slovakia và Cộng hòa Czech cũng ảnh hưởng khi xuất khẩu sang châu Âu chiếm hơn40% GDP.

Ngoài ra, các ngân hàng Đông Âu cũng phụ thuộc các ngân hàngmẹ ở các nước trong eurozone. Dòng tín dụng ngắn hạn chiếm đến hơn 10% GDP củaHungary, Croatia và Bungari.

Nga cũng có thể chịu thiệt hại: Capital Economics dự đoángiá dầu thô sẽ giảm xuống $95/ thùng khi tăng trưởng thế giới giảm. OAOSberbank, ngân hàng lớn nhất đất nước, dự đoán kinh tế Nga sẽ giảm 2,1% và cácngân hàng sẽ mất 95 tỷ USD vốn trong viễn cảnh xấu nhất.

Thảm họa với các nướcngập nợ trong khu vực

Laurence Boone, kinh tế trưởng của BofA Merril Lynch tạiLondon nhận định để Hy Lạp rời khối đồng nghĩa với gửi thông điệp rằng trở thànhmột thành viên eurozone không phải điều vĩnh cửu, và đó có thể là thảm họa vớimột số quốc gia.

Uy tín của chính phủ và các tổ chức tài chính Tây Ban Nhahay Italia có thể bị hoài nghi khi nhà đầu tư tránh xa trái phiếu chính phủ, haykhi họ nghiên cứu bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính những nước này.

Thực tế đã chứng minh lo ngại của các nhà đầu tư đang gia tăngkhi euro đã giảm 5% trong tháng gần đây, nợ chính phủ Tây Ban Nha tăng lên mứckỷ lục trong tháng, trái ngược với Đức, tuần trước lần đầu tiên bán được 5 tỷ euro(6,3 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất coupon 0%, đẩy chênh lệch lợisuất trái phiếu hai nước lên cao kỷ lục.

Yêu cầu tái cấu trúcvốn

Nếu Hy Lạp rời đi, áp lực ngăn chặn khủng hoảng sẽ dồn lêncác chính phủ và ngân hàng trung ương. Các chính phủ sẽ phải nhanh chóng tái cấutrúc vốn các ngân hàng yếu kém và đảm bảo tiền gửi như một khoản cứu trợ khẩn cấpcủa ECB. Lucrezia Reichlin, cựu kinh tế trưởng ngân hàng trung ương châu Âu(ECB) nhận định.

Trong khi đó, Nariman Beharveshm kinh tế trưởng của IHS cũngnhận định các ngân hàng trung ương khắp thế giới có thể cũng phải bơm tiền vàkhuyến khích chính sách nới lỏng.

Khủng hoảng lây lan

Các kênh thương mại, niềm tin và tài chính có thể làm lâylan nguy hại ra ngoài châu Âu, theo nhận định của: nhập khẩu khu vực đồng eurochiếm 5% GDP toàn cầu, vậy nên một mức giảm 15% khu vực này khiến kinh tế thếgiới giảm 0,5 %, Joseph Lupton, nhà kinh tế của JPMorgan Chase tại New York dựđoán.

Tác động tới Trung Quốcvà một số nước châu Á

Hy Lạp rời eurozone có thể làm giảm tăng trưởng Trung Quốcxuống 6,4% trong năm nay, từ 9,2% năm trước, nếu tăng trưởng toàn cầu giảm mộtnửa như cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 và các nhà làm chính sách không vượt quađược khó khăn (theo các nhà kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Trung Quốc (CICC) nhậnđịnh trong báo cáo tuần trước).

Xuất khẩu của Trung Quốc có tới 19%sang châu Âu, đột ngột giảm trong tháng 4. CICC dự đoán, Hy Lạp rời eurozone sẽkhiến xuất khẩu nước này giảm 3,9%; trong khi nếu Hy Lạp ở lại thì xuất khẩu sẽtăng 10%.

Nhu cầu yếu hơn từ châu Âu có thể đặcbiệt ảnh hưởng tới các nước châu Á bao gồm: Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc, vốnlà các đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và doanh thu từ thị trườngnước ngoài chiếm tới hơn một nửa GDP của họ.

Tác động đến Mỹ

Mỹ có thể ít bị ảnh hưởng hơn, tuy nhiên thị trường cổ phiếuvà trái phiếu Mỹ vốn chiếm 1/3 giá trị vốn toàn cầu, sẽ trở nên nhạy cảm trướccú shock từ châu Âu. Cuộc bỏ phiếu ở Hy Lạp đã làm bay hơi gần 3.000 tỷ USD trênthị trường chứng khoán toàn thế giới trong tháng này.

Nếu nền kinh tế Mỹ bị kéo lùi, tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kếtquả tái bầu cử của tổng thống Barack Obama. Ông Obama vào 21/5 cũng nhận địnhnhững gì xảy ra với Hy Lạp sẽ có tác động với Mỹ và kêu gọi các nhà lãnh đạo châuÂu “gấp rút hơn nữa”.

Suy thoái ở châu Âu có thể làm giảm kinh tế Mỹ nhiều nhất0,5%, nhờ nền kinh tế đang có vị thế khá vứng chắc, dữ liệu tuần trước chỉ rathị trường nhà đang ổn định.

Hy Lạp rời eurozone hay không có thể chưa rõ ràng ngay cảkhi Hy Lạp bầu cho đảng chống gói cứu trợ, nhưng việc đó nhiều khả năng sẽ khiếnnước này không được viện trợ, đẩy kinh tế và hệ thống tài chính nước này rơivào hỗn đọn, và chính phủ mới sẽ sụp đổ trong vài tuần, Jocob Kirkegaard của Việnkinh tế quốc tế Peterson ở Washington dự đoán.

Các nhà nghiên cứu của Credit Suisse Group AG cũng cho rằngnhiều khả năng Hy Lạp sẽ ở lại eurozone do cái giá của sự rời đi cho nước nàycũng như toàn khu vực là quá lớn.

Tuy nhiên, dù cho Hy Lạp có ở lại thì nhiều khả năng tình trạngtê liệt chính trị, suy thoái tới năm thứ 5, và nhu cầu trả nợ, cũng như gánh nặng thắt chặt tài khóa của nước này nhiềukhả năng tiếp tục làm đau đầu thế giới.

Barry Eichengreen, giáo sư Đại học California, Berkeley vàtác giả cuốn sách về lịch sử kinh tế châu Âu cho rằng hệ quả như thế nào sẽ phụthuộc vào những gì được làm để ngăn chặn cuộc khủng hoảng không lan rộng khỏichâu Âu.

Nguồn Bloomberg/ DVT


Sự kiện