Hồng Kông: Từ trung tâm tài chính đến mối hiểm họa toàn cầu
Nếu không ở Trung Quốc mà chỉ theo những dõi bảng điện tửxanh đỏ ở Mỹ và châu Âu, nhà đầu tư gần như sẽ không biết đến những biến độngchính trị đang diễn ra ở đặc khu hành chính Hồng Kông trong thời điểm hiện tại.Dường như giới đầu tư toàn cầu đang thờ ơ, chủ quan hay thậm chí phớt lờ những ảnhhưởng của biến động địa chính trị mang tính khu vực trên khắp thế giới.
Bất chấp tình hình căng thẳng ở Trung Đông, giá dầu vẫn giảmchứ không tăng như những cú sốc dầu mỏ do thiếu nguồn cung từng xảy ra vào nhữngnăm 1973, 1979 hay 1990. Tương tự, S&P và các chỉ số chứng khoán tại châuÂu liên tiếp lập kỷ lục giữa lúc căng thẳng giữa Nga – Ukraine và phương Tâychưa đến hồi kết.
Nếu hoàn toàn đứng ngoài thị trường tài chính Hồng Kông, thìkhông ai có thể trách móc một số nhà đầu tư đã phớt lờ chiến dịch “Chiếm trungtâm”. Nhưng ngược lại, những người trong cuộc chắc chắn không tránh khỏi lo lắngtrước những chuyển biến dù chỉ rất nhỏ của đoàn người biểu tình.
Vào buổi tối, khi những ánh đèn tại Hồng Kông không đủ sángvà trời Hồng Kông đổ mưa, những đoàn người trên đường phố đã tạo nên hình ảnhthật ấn tượng. Cơn mưa đã không thể ngăn cản họ cầm ô, mặc áo mưa và tự thắp sángbằng bất cứ vật gì có trong tay, đèn pin, điện thoại,... tạo nên thứ ánh sáng đủmàu sắc trên khắp đường phố.
Còn trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, phiên giao dịchngày hôm qua 30/9 cũng kết thúc trong sắc đỏ. Tuy nhiên, mức giảm 1,28% phiên30/9 không phải điều gì quá nghiêm trọng khi thị trường chứng khoán tại đâyđã nằm trong xu hướng giảm điểm từ một tháng nay. Hai chỉ số Hong KongExchanges và Hang Seng Index đã giảm khoảng 8% trong một tháng qua.
Nhưng bạn sẽ bắt đầu phải lo lắng khi biết mình đang sở hữunhững gì. Tương tự, Hồng Kông không phải “gã nhà nghèo” không có gì để mất.
Là nơi sở hữu thị trường chứng khoán lớn thứ 6 trên thế giới, lớn thứ 2 tại châu Á, chỉ đứng sau Tokyo, Hồng Kông đồng thời là trung tâm kinh doanh ngoại tệ lớn thứ 5 toàn cầu, với lượng ngoại tệ giao dịch mỗi ngày trung bình đạt 275 triệu USD. |
Một nửa trong tổng số 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu chảyvào Trung Quốc trong năm 2013 đều được trung chuyển qua Hồng Kông. Ở chiều ngượclại, 60% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc được chuyển qua HồngKông.
Theo báo cáo đầu tư toàn cầu được xuất bản hàng năm của Diễnđàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc, Hồng Kông được đánh giá là điểm đếnhấp dẫn thứ hai đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại châu Á và chỉ đứng sauTrung Quốc.
Hồng Kông quan trọng với Trung Quốc là điều đã quá rõ ràng,nhưng Hồng Kông cũng rất quan trọng đối với thế giới. Là nơi sở hữu thị trườngchứng khoán lớn thứ 6 trên thế giới, lớn thứ 2 tại châu Á, chỉ đứng sau Tokyo, HồngKông đồng thời là trung tâm kinh doanh ngoại tệ lớn thứ 5 toàn cầu, với lượngngoại tệ giao dịch mỗi ngày trung bình đạt 275 triệu USD.
Để đạt được vị thế như vậy, Hồng Kông đã luôn duy trì sự ổnđịnh chính trị, mở cửa đối với các nhà đầu tư và không áp đặt bất kỳ sự kiểmsoát nào đối với dòng vốn. Mặc dù đằng sau đó, vẫn còn những vấn đề như tình trạngbất bình đẳng, giá nhà đất “trên trời” nhưng nhìn chung, sự tự do trong hoạt độngkinh tế vẫn là “chìa khóa vàng” mở ra sự thịnh vượng cho Hồng Kông.
Và câu hỏi đặt ra là, sẽ ra sao nếu Hồng Kông không còn tựdo và ổn định như trước?
Như những cửa hàng đã đóng cửa và những công ty đa quốc giakhuyên nhân viên nên ở yên trong nhà, sự bế tắc vẫn cứ tiếp diễn và sự không chắcchắn ngày càng lớn. Đối với Hồng Kông, tính bất định mới là vấn đề lớn đang đặtra đối với tương lai của một trung tâm tài chính lớn của toàn cầu.
Quebec, Crimea, Scotland và Hồng Kông - những nơi mà các cuộcbiểu tình có thể khác nhau về cả nguyên nhân và kết quả, nhưng một trong nhữnggì mà các phong trào biểu tình để lại là dự án vắng chủ đầu tư và sự tháo chạycủa dòng vốn.
Nguồn Theo DVO