1/10/2014, ngày Quốc khánh năm nay của Trung Quốc trở nên đáng chú ý hơn bao giờ hết khi phong trào "Chiếm trung tâm" được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ và các nhà hoạt động cho biết sẽ tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay trong vòng 24 giờ tới. Trước đó, người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch sắp xếp các ứng viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017 do chính quyền trung ương Trung Quốc đưa ra trong tháng 8/2014.
Theo một khảo sát của Đại học Hồng Kông Trung Quốc, 21% trong khoảng 7 triệu người đang cân nhắc rời khỏi đặc khu hành chính Hồng Kông do tương lai chính trị không chắc chắn. Trong những năm trước 1997 khi Hồng Kông chưa được Vương Quốc Anh trao trả cho Trung Quốc, đã có khoảng 60.000 người rời khỏi Hồng Kông mỗi năm.
Kinh tế Trung Quốc - Hồng Kông: Voi và chuột
Tuy nhiên vào năm 1997, Trung Quốc - với dân số gấp 216 lần Hồng Kông lại chỉ có quy mô nền kinh tế gấp 6 lần. Tuy nhiên hơn 8 năm trước, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Năm 2013, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Trung Quốc lớn gấp 33,7 lần GDP của Hồng Kông.
Nói cách khác, cách đây 10 năm, quy mô của nền kinh tế Hồng Kông chỉ bằng hơn 18% quy mô nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng giờ đây, tỷ lệ đó chỉ còn là 3%.
Quyền tự trị của Hồng Kông
Kể từ khi được chuyển giao, Hồng Kông đã trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc nhưng đặc khu hành chính này nắm giữ gần như tất cả quyền kiểm soát về kinh tế, từ đồng tiền lưu hành, thuế quan, hệ thống tòa án và ngân sách. Bắc Kinh chỉ kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hồng Kông.
Đặc khu hành chính Hồng Kông nắm giữ gần như tất cả quyền kiểm soát về kinh tế, từ đồng tiền lưu hành, thuế quan, hệ thống tòa án và ngân sách. Bắc Kinh chỉ kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hồng Kông. |
Luật Cơ bản (Basic Law) của Hồng Kông quy định, vùng lãnh thổ này sẽ được hưởng quy chế tự trị cao cho đến ít nhất năm 2047, tức 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.
Được công nhận như một nền kinh tế riêng hoàn chỉnh, Hồng Kông đã thực hiện quyền chi phối phù hợp với quy mô rất khiêm tốn của mình (với 7 triệu người dân sinh sống trong diện tích 1.000 km²).
Mặc dù nhỏ bé, nhưng Hồng Kông xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu - được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hàng năm. Trong khi Trung Quốc rộng lớn gấp nhiều lần chỉ đứng ở vị trí thứ 28 trong bảng xếp hạng trên.
Nền tài chính dễ tổn thương
Ngoài vấn đề lãnh thổ và kinh tế, Hồng Kông đang phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực tài chính dễ tổn thương do tính bất định của các nhà đầu tư. Theo báo cáo đầu tư toàn cầu được xuất bản hàng năm của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc, Hồng Kông được đánh giá là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại châu Á và chỉ đứng sau Trung Quốc.
Hồi tháng 3, công ty thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba từng tuyên bố sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, chứ không phải tại Hồng Kông - một nơi đầy rủi ro để tiến hành đầu tư.
Cùng với sự leo thang của chiến dịch "bất tuân dân sự" trong vài ngày qua, rất nhiều cửa hàng và công ty tại Hồng Kông đã đóng cửa trong hoạt động kinh tế đang chậm lại. Chốt phiên giao dịch hôm qua 30/9, các chỉ số chứng khoán tại Hồng Kông đã giảm 1,28%. Ngoài ra, chỉ số Hong Kong Exchanges (HKEx) và chỉ số Hang Seng Index đã giảm khoảng 8% kể từ một tháng trở lại đây.
Nguồn Theo DVO