Hong Kong chưa thể bỏ neo tỷ giá nội tệ với USD ít nhất 7-10 năm nữa
Ông cho rằng, Hong Kong có "độ biến động trong các hoạt động kinh tế và giá nhà đất cao hơn thực chất", lạm phát của thành phố đang được "thừa nhận rộng rãi", đồng thời dẫn chứng bong bóng bất động sản và giá cả cao.
Yam cũng đề cập tới neo tỷ giá theo nhân dân tệ như một phương pháp thay thế. Tuy nhiên ông cho rằng thay đổi này có thể diễn ra dần dần cùng nới lỏng của Trung Quốc với các dòng tiền bên ngoài. Ông cũng bổ sung thêm giá trị đô la Hong Kong có thể được kết nối với giỏ tiền bao gồm nhân dân tệ.
Tuy nhiên, Erik Lueth, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Royal Bank của Scotland Group cho rằng Hong Kong sẽ phải neo tỷ giá ít nhất 7-10 năm nữa.
Ông thừa nhận giá nhà đất và giá cả nói chung tăng cao, nhưng phần lớn do những người mua ở Trung Quốc trả tiền ngay và không ngại lãi suất cao, và cho rằng không có dấu hiệu cho thấy đô la Hong Kong đang dưới giá trị thực nhiều, và neo theo nhân dân tệ không khả thi vì nó không phải đồng tiền tự do chuyển đổi.
Norman Chan, giám đốc điều hành cơ quan tiền tệ Hong Kong hiện tại, người đã vượt qua Yam vào tháng 10/2009, trong một tuyên bố cùng với Cục trưởng Tài chính John Tsang đã nói chính quyền thành phố "hoàn toàn cam kết" với chế độ neo tỷ giá và không có ý định thay đổi.
Đồng thời, trưởng đặc khu mới của Hong Kong Lương Chấn Anh, người bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm vào 1/7 cũng tuyên bố không có kế hoạch thay đổi chế độ neo tỷ giá.
Ông Josep Yam là quan chức cao cấp nhất của Hong Kong dự doán thay đổi trong chính sách neo tỷ giá của đồng tiền 29 năm tuổi. Ông cũng là người đã góp phần đưa ra chế độ neo tỷ giá với USD năm 1983, và bảo vệ chế độ này trước các nhà đầu cơ trong thời gian khủng hoảng châu Á.
Hong Kong bắt đầu chế độ neo tỷ giá từ năm 1983, đã mang lại nhiều lợi ích cho Hong Kong bao gồm giảm thiểu biến động tỷ giá xuống thấp nhất và khuyến khích thương mại quốc tế cùng đầu tư, tuy nhiên cũng có không ít nhược điểm.
Khi Hong Kong neo tỷ giá vào đồng USD, họ buộc phải nhập khẩu chính sách tiền tệ lỏng lẻo từ phía Mỹ bao gồm cả điều chỉnh lãi suất theo Mỹ ngay cả khi kinh tế không có điểm nào tương đồng với Mỹ. Chính việc neo tỷ giá này dẫn đến lạm phát và giá bất động sản tại Hong Kong tăng nóng.
Trước đó, Stuart Gulliver, giám đốc điều hành ngân hàng HSBC tại Hong Kong, trong tháng 8/2011 đã đặt câu hỏi về chế độ neo tỷ giá dù ông không hề nói đến việc cần phải bỏ chế độ này., và cho rằng Hong Kong nên để tỷ giá đồng tiền thả nổi có điều chỉnh với một giỏ tiền tệ các đối tác thương mại của thành phố.
Nguồn Reuters/DVT