Gia súc tại một trang trại ở bang Pará của Brazil. Chăn nuôi gia súc là nguyên nhân hàng đầu của nạn phá rừng trên khắp Brazil. Ảnh: Jonne Roriz.

 
Hải Miên Thứ Hai | 03/07/2023 17:49

Hơn 800 triệu cây ở rừng Amazon bị đốn hạ để đáp ứng nhu cầu thịt bò

Nhu cầu nhập khẩu thịt bò Brazil của các quốc gia trên khắp thế giới đang thúc đẩy nạn phá rừng Amazon.

Theo một cuộc điều tra mới, hơn 800 triệu cây đã bị đốn hạ trong rừng nhiệt đới Amazon chỉ trong 6 năm để phục vụ nhu cầu thịt bò Brazil của thế giới, bất chấp những cảnh báo nghiêm trọng về tầm quan trọng của rừng trong việc chống lại khủng hoảng khí hậu.

 

Ngành công nghiệp thịt bò ở Brazil đã liên tục cam kết tránh xây dựng các trang trại liên quan đến nạn phá rừng. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy rằng 1,7 triệu ha rừng Amazon đã bị phá hủy gần các nhà máy thịt xuất khẩu thịt bò trên khắp thế giới. Nạn phá rừng trên khắp Brazil đã tăng vọt từ năm 2019 đến năm 2022, với việc chăn nuôi gia súc là nguyên nhân số một.

Các nhà nghiên cứu tại công ty tư vấn AidEnvironment đã sử dụng hình ảnh vệ tinh, hồ sơ di chuyển vật nuôi và các dữ liệu khác để tính toán ước tính thiệt hại rừng 6 sáu năm, từ năm 2017 đến năm 2022 trên hàng nghìn trang trại gần hơn 20 lò mổ. Tất cả các nhà máy thịt đều thuộc sở hữu của ba nhà khai thác và xuất khẩu thịt bò lớn của Brazil – JBS, Marfrig và Minerv​a.

Một số loại thịt được vận chuyển đến EU có thể vi phạm luật mới được thiết kế để chống nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng. Các quy định được thông qua vào tháng 4 có nghĩa là các sản phẩm được đưa vào EU không thể liên quan đến bất kỳ vụ phá rừng nào xảy ra sau tháng 12 năm 2020.

Bà Delara Burkhardt, Thành viên Nghị viện Châu Âu, cho biết những phát hiện này đã củng cố tính thiết yếu của luật pháp trong giải quyết nạn phá rừng trên toàn cầu: “Việc phá rừng Amazon không chỉ là chuyện của Brazil. Đó cũng là chuyện của những nơi khác trên thế giới, như EU, Anh hay Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu của những quốc gia khác cũng đang thúc đẩy nạn phá rừng Amazon. Đó là lý do tại sao các quốc gia tiêu dùng nên ban hành luật về chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng thịt họ nhập khẩu được sản xuất mà không gây ra nạn phá rừng. Tôi hy vọng rằng luật mới của EU chống phá rừng vì nhập khẩu sẽ là một kế hoạch chi tiết cho các nhà nhập khẩu lớn khác, như Trung Quốc, làm theo.”

Một trang trại ở Marabá, bang Pará. Ảnh: Bloomberg.
Một trang trại ở Marabá, bang Pará. Ảnh: Bloomberg.

Theo một phân tích riêng của Guardian, các lò mổ tại rừng Amazon của 3 công ty kể trên đã chế biến số gia súc trị giá hơn 5 tỉ USD vào năm 2022, con số này còn tăng nhiều hơn nữa khi sản phẩm được vận chuyển qua chuỗi cung ứng phức tạp, và với tỷ suất lợi nhuận vượt trội, giá trị kinh tế của ngành công nghiệp này đang được hiện thực hóa bên ngoài Brazil, trên các đĩa ăn tối tại các nhà hàng ở Bắc Kinh và New York. Họ đã nhiều lần bị chỉ trích vì phá rừng trong chuỗi cung ứng của họ trong thập kỷ qua.

Có thể bạn quan tâm: Apple trở thành công ty 3.000 tỉ USD đầu tiên trên thế giới

Nguồn The Guardian