Hôm nay tòa án Thái Lan ra phán quyết với Thủ tướng Yingluck
Tòa án sẽ đưa phán quyết vào 12h trưa giờ địa phương. Nguy cơ chia rẽ chính trị gia tăng nếu Tòa án Hiến pháp của Thái Lan ra phán quyết bà Yingluck Shinawatra đã lạm dụng quyền lực và có thể bị bãi nhiệm
Ảnh hưởng của quyết định đó tới việc lật đổ nữ tủ tướng còntùy thuộc vào cơ cấu chính phủ sẽ thay thế bà, theo giáo sư Montesano tại ViệnNghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore.
Nếu các bộ trưởng được phép ở lại, thì một trong số họ có thểtrở thành thủ tướng mới, theo ông Montesano. Nếu toàn bộ nội các bị bãi nhiệm thì tình hình sẽ nguy hiểm hơn vì chínhphủ nào thay thế bà Yingluck đều có thể bị coi là thiếu tính hợp pháp.
Bà Yingluck, 46 tuổi đangbị cáo buộc là lạm dụng quyền lực làm lợi cho người thân khi thuyên chuyển tổngthư ký Ủy ban An ninh Quốc gia năm 2011. Tòa cấp thấp hơn đã ra phán quyết coiviệc thuyên chuyển là không hợp hiến.
Các đối thủ của bà Yingluck đã tìm cách chống lại bà từ nhiều tháng nay, đòibà phải từ chức dọn đường cho một chính phủ mới không qua bầu cử. Chính phủ đósẽ viết lại các luật lệ chính trị Thái Lan nhằm loại bỏ ảnh hưởng chính trị củagia đình Shinawatra. Trong thời kỳ này các tòa án và cơ quan giám sát đã tiến hànhcác vụ tố tụng của phe đối lập nhằm lật đổ bà Yingluck.
Phe biểu tình chống chính phủ nói bản án loại bỏ bà Yinglucksẽ tạo ra khoảng trống quyền lực họ cần để lập nên chính phủ không qua bầu cử củamình.
Thị trường chứng khóan
Hôm qua khi ấn định hạn ra phán quyết là trưa thứ tư đã khiếnchứng khoán Thái Lan sụt giảm. Chỉ số đo SET giảm 1,2% trong ngày thứ hai, mứclớn nhất từ 20/2 đến nay và chấm dứt đà tăng bốn ngày. Các nhà đầu tư đang hồihộp chờ đợi quyết định của tòa, theo Công ty Chứng khóan Capital Nomura tạiBangkok.
Việc loại bỏ bà Yingluck và bất cứ nỗ lực thay thế bà bằng mộtthủ tướng được chỉ định (chứ không qua bầu cử) sẽ làm phe ủng hộ của bà tức giận.Họ phần lớn ở nông thôn và được gọi là phe Áo Đỏ. Các nhà lãnh đạo chính trị cũngnhư thủ lĩnh lực lượng vũ trang đang cảnh báo một nước Thái Lan bị chia rẽ vềchính trị có thể dẫn tới nội chiến. Bạo lực chính trị khiến ít nhất25 người Thái thiệt mạng từ tháng 10/2013 trở lại.
Hai cuộc Bầu cử
Lãnh đạo Áo Đỏ Jatuporn Prompan nói phe ủng hộ chính phủ sẽtập hợp ở Bangkok ngày 10/5: “Chúng ta sẽ tập hợp để thể hiện sức mạnh và khôngchấp nhận hành động nào chống lại hiến pháp,” ông nói trong ngày thứ ba 7/5.
Chính phủ lâm thời hiện tại của Thái Lan có quyền lực giới hạntừ tháng 12/2013 khi bà Yingluck giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trong mộtnỗ lực nhằm làm chấm dứt biểu tình. Cuộc bầu cử tháng 2/2014 sau đó đã bị vô hiệuhóa bởi tòa án với lý do nó đã không diễn ra trong cả nước cùng một ngày. Nguyênnhân của chuyện đó là người biểu tình đã chặn việc bỏ phiếu ở một số điểm bầu cử.
Chính phủ và Ủy ban Bầu cử đã đồng ý tổ chức cuộc bầu cử thứhai vào 20/7, nhưng dự thảo kế hoạch vẫn chưa trình lên Hoàng gia để được phêchuẩn. Đảng Dân chủ là đảng đối lập chính đã đe dọa sẽ tẩy chay cuộcbầu cử nàygiống như hồi tháng 2, và thúc giục cả chính phủ và phe biểu tình chống chínhphủ chấp nhận kế hoạch cải tổ của họ. Kếhoạch đó gồm có việc bãi nhiệm bà Yingluck, trì hoãn bầu cử và thiết lập hội đồngcải cách gồm phần lớn các nhóm chống chính phủ, trong đó có cả phe biểu tình.
Phe Áo Vàng
Người biểu tình chống chính phủ là một tập hợp của giới trunglưu Bangkok và người miền nam do cựu nghị sĩ Dân chủ Suthep Thaugsuban dẫn đầu.Họ buộc tội Yingluck là con rối chính trị của ông anh là cựu thủ tướng ThaksinShinawatra đã bị lật đổ trong đảo chính 2006 giữa lúc biểu tình chống chính phủbùng phát. Ông này hiện đang sống lưu vong ở nước ngòai để tránh án tù vì án phạttham nhũng. Phe biểu tình buộc tội nhà Shinawatra là tư bản bè phái, lạm dụngquyền lực, và dùng chính sách mua chuộc lòng dân để có được sự ủng hộ của cửtri nông thôn.
Phe biểu tình nói sẽ không tổ chức đợt bầu cử nào nữa cho đếnkhi sửa đổi xong hệ thống để đảm bảo Thaksin và đồng minh không thể nào thắngthêm nữa. Các đảng liên minh với Thaksin đã thắng năm cuộc bầu cử trong khi đảng Dân chủ không thắng nổi một lầntrong hơn hai thập kỷ qua.
Phán quyết của tòa án.
Phán quyết tòa án dẫn tới việc lật đổ thủ tướng Yingluck sẽlàm bùng lên các cáo buộc của phe Áo Đỏ là tòa án và cơ quan giám sát của Thái Lan định kiến chống lại họ. Các tổ chức này được trao thêm quyền lực theo hiếnpháp 2007, vốn được soạn bởi một ủy ban do lực lượng lật đổ chính phủ chỉ định.
Tòa án do quân đội chỉ định đã giải tán đảng Thai Rak Thai củaông Thaksin năm 2007 vì vi phạm luật bầu cử, cấm Thaksin và hơn 100 cán bộ Đảngtham gia chính trị trong 5 năm.
Sau vụ chiếm sân bay Bangkok của người biểu tình chống chínhphủ năm 2008, Tòa Án Hiến Pháp đã phán quyết đồng minh của Thaksin vi phạm tộimua phiếu, giải tán đảng của họ và cấm tiếp 30 cán bộ đảng nữa. Trong số đó cócả Thủ tướng đương nhiệm Somchai Wongsawat, anh vợ của Thaksin.
Phán quyết đó ra chỉ vài tuần sau khi tòa án bãi nhiệm đồngminh của Thaksin thủ tướng Samak Sundaravej vì đã dẫn chương trình nấu ăn. Nó đãmở đường cho đảng Dân chủ kiểm soát chính phủ bằng một cuộc bỏ phiếu quốc hội màphe Áo đỏ gọi là đảo chính tư pháp.
Gần hơn nữa, tháng 11/2013 tòa án đã phán quyết hồi về nỗ lựccủa nghị sĩ đảng cầm quyền nhằm biến Thượng Viện thành tổ chức được bầu cử là hànhđộng lật đổ dân chủ. Trong tháng 2/2014 một tòa cấp thấp đã tước bỏ nhiều quyềnhạn của chính phủ trong khi có tình trạng khẩn cấp cần để đối phó với các cuộcbiểu tình.
Các cuộc biểu tình đòi có bầu cử trong năm 2009 và 2010 đã bịphe quân đội dập tắt, với vụ việc sau dẫn tới hàng chục người chết. Suthep, phóthủ tướng lúc đó, đã đối mặt với cáo buộc giết người vì đã cho phép binh sĩ dùng đạn thật để bắn vàongười biểu tình năm 2010.
Nguồn Theo DVO, Bloomberg