Hội nghị Shangri-La 2012 tập trung vào vấn đề biển Đông
Những tranh chấp về hàng hải tại Biển Đông cũng sẽ là vấn đề chính tại cuộc đối thoại năm nay. "Vấn đề tranh chấp chủ quyền sẽ tiếp tục là vấn đề nóng tại đối thoại Shangri-La lần này," Giám đốc điều hành của IISS-Asia, ông Tim Huxley nhận định.
Nhiều người lo ngại các đại biểu đến từ Đông Nam Á có thể sẽ "lớn tiếng" với các quan chức Trung Quốc khi đề cập tới vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông Tim Huxley khẳng định các nước đều không muốn làm phức tạp hóa tình hình, do đó khả năng đó gần như không xảy ra.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều động thái và tuyên bố mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định chủ quyền của mình tại các khu vực thuộc Biển Đông. Do đó, hội nghị lần này cũng xem xét việc liệu Trung Quốc sẽ có những động thái gì tiếp theo tại các khu vực đang diễn ta tranh chấp.
Chuyên gia Trung Quốc thuộc Tổ chức Heritage, ông Dean Cheng nhận định: “Mỹ sẽ theo dõi nhất cử nhất động củacác thành viên thuộc đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị. Họ là chìa khoá và kim chỉ nam cho chính sách quân sự của Bắc Kinh trong thời gian tới”
Cục Quân uỷ Trung ương Trung Quốc sẽ tiến hành thay máu vào mùa thu này khi những quan chức hiện thời đã đến tuổi nghỉ hưu.
Bên cạnh những vấn đề về Biển Đông, theo chương trình nghị sự, ông Panetta cũng sẽ có bài phát biểu về "Chính sách quốc phòng Mỹ trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng."
Hiện tại, mối liên Mỹ - châu Á có thể khiến cho món nợ 15,7 tỉ USD của Mỹ thêm trầm trọng hơn khi các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á đang gồng mình lên để vừa đảm bảo cho một nền quốc phòng mạnh, vừa đảm bảo cho các chương trình xã hội, trả lãi, và vận hành đất nước một cách bình thường. Nhiều người cho rằng Mỹ không đủ khả năng để có thể thực hiện được lời hứa duy trì sự ổn định tại khu vực này.
Nguồn Defensenews/DVT