Ông Prayuth Chan-Ocha, đương kim Thủ tướng Thái Lan. Ảnh: Japan Times.
Học hỏi ông Mahathir Mohamad, Thái Lan sẽ "xa Trung, gần Mỹ"?
“Đây là lúc chúng ta phải cân bằng lại"; "Chúng ta đã quá thân với Trung Quốc", "Chúng ta hãy học hỏi từ Malaysia của ông Mahathir Mohamad”.
Đó là một số quan điểm về tương lai của mối quan hệ Trung-Thái đến từ các chính trị gia dân chủ Thái Lan và những nhà quan sát chính sách đối ngoại trước cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24.3 tới, cuộc bầu cử đầu tiên của nước này kể từ cuộc đảo chính tháng 5.2014, tờ South China Morning Post cho hay.
Đến lúc cần thay đổi
Kể từ khi ông Prayuth Chan-Ocha lên nắm quyền, giới phân tích đã đặt dấu hỏi về việc ông sẽ đưa ra những đối sách như thế nào trước cuộc chiến giành ảnh hưởng trong khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sau cuộc đảo chính quân sự, Washington đã giảm hợp tác an ninh với Thái Lan, vốn cùng với Philippines là một trong hai mà Mỹ có hiệp ước đồng minh tại Đông Nam Á. Đồng thời, ông Prayuth đưa đất nước của mình đến gần Trung Quốc hơn, mua vũ khí trị giá hàng tỉ Baht từ Trung Quốc trong 5 năm qua.
Nhưng bây giờ, ông Pawawoot Busbarat, một nhà phân tích hàng đầu về chính sách đối ngoại của quốc gia Đông Nam Á, đưa ra quan điểm rằng dù ông Prayuth có còn nắm quyền hay không, quan hệ Trung-Thái có thể sẽ được tái cân bằng.
“Mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan đang hướng tới sự bình thường hóa. Cho dù đó là dưới sự lãnh đạo của ông Prayuth hay lãnh đạo của các đảng khác, điều này sẽ xảy ra”, ông Pawawoot, một giảng viên tại Đại học Chulalongkorn, nhận định. Điều đó làm tăng khả năng khôi phục lại hỗ trợ tài chính quốc phòng và giáo dục quân sự của Mỹ cho Thái Lan.
Mặc dù ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc không làm dấy lên cuộc tranh luận chính trị gay gắt tại Thái Lan như nước láng giềng Malaysia vào năm ngoái, đây là một trong những vấn đề chính sách đối ngoại mà các ứng cử viên đang thảo luận với cử tri.
Thanathorn Juangroongruangkit, người đứng đầu Đảng Chuyển tiếp Tương lai (FFP), cho biết đất nước của ông có nhiều điều để học hỏi từ thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad. Ngay sau khi giành chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử năm ngoái, người đàn ông 93 tuổi này đã ra lệnh đánh giá lại các dự án cơ sở hạ tầng liên kết với Trung Quốc. Một số sau đó đã bị hủy bỏ, một số được đàm phán lại.
“Chúng tôi đã cho đi quá nhiều khi thương lượng với Trung Quốc”, ông Than Thanathorn nói. Ông nói: “Chúng tôi muốn giảm bớt điều đó và muốn cân bằng lại mối quan hệ của chúng tôi về phía Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ nhiều hơn nữa”.
Ông nói thêm: “Về các dự án hợp tác đường sắt cao tốc với Trung Quốc, có lẽ chúng ta phải học hỏi mô hình mà ông Mahathir áp dụng cho Malaysia.”
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time năm ngoái, ông Prayuth nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time năm ngoái rằng Trung Quốc là đối tác số một của Thái Lan, cùng với các quốc gia khác.
Bà Pavida Pananond, phó giáo sư kinh doanh quốc tế tại Đại học Tham Thamassat của Thái Lan, nhận định ông Prayuth có thể điều chỉnh các thỏa thuận với Bắc Kinh sau cuộc bầu cử, nếu ông vẫn là thủ tướng.
Bà nhắc về vai trò chủ tịch Thái Lan trong năm nay của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nói rằng: “Với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc và với vai trò là chủ tịch ASEAN năm nay, Thái Lan cần phải cẩn thận trong việc cân bằng mối quan hệ với hai siêu cường”.
Sự bất ổn trong nước xuất phát từ bất bình đẳng thu nhập cũng có nghĩa là ông Prayuth cần phải có những bước đi cẩn trọng trong việc ứng xử với Bắc Kinh, bà nhận định. Và bà cũng nói thêm: “Những thỏa thuận lớn giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và các doanh nghiệp Thái Lan, vốn thường có lợi cho các tập đoàn lớn của Thái Lan, sẽ khó lòng được chấp nhận hơn”.
Trung Quốc vẫn lạc quan
Trong khi đó, các nhà phân tích tại Trung Quốc đã có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai mối quan hệ song phương giữa Thái Lan và Trung Quốc sau cuộc bầu cử tại nước này. Ông Xu Liping, tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết trong một bài bình luận rằng hầu như ông Prayuth sẽ vẫn tiếp tục là thủ tướng sau các cuộc thăm dò.
“Về mặt lịch sử, mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc-Thái Lan, dù dưới bất kỳ chính phủ nào, sẽ không bao giờ thay đổi”, ông đã viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu tháng trước.
Nie Wen Juan, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng: “Sự bất ổn của chính quyền Trump đã khiến các nước Đông Nam Á bao gồm Thái Lan phải thực hiện chiến lược thận trong và thực dụng trước sự cạnh tranh giữa các các siêu cường. Chính sách của Thái Lan với Trung Quốc nhiều khả năng không có thay đổi nhiều”.