Hoàng gia Tây Ban Nha đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội
Một người biểu tình cho biết: "Chúng tôi không muốn nhà vua, chúng tôi muốn một cuộc trưng cầu dân ý. Đó sẽ là cách công bằng và dân chủ để biết được người dân Tây Ban Nha thực sự muốn gì".
Chế độ cộng hòa Tây Ban Nha thành lập vào ngày 14/4/1931 và duy trì trong 40 năm dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco. Năm 1975, tướng Franco đã chuyển giao quyền lực cho hoàng tử Juan Carlos của Tây Ban Nha và kể từ đó ông trở thành người đứng đầu đất nước.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà vua và hoàng gia Tây Ban Nha luôn nhận được sự ngưỡng mộ của công chúng vì đã dẫn dắt đất nước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ hiện đại. Tuy nhiên, hàng loạt vụ bê bối của gia đình hoàng gia trong bối cảnh kinh tế đất nước suy thoái nghiêm trọng khiến niềm tin vào nhà vua của người dân suy giảm nghiêm trọng.
Năm ngoái, vua Juan Carlos của Tây Ban Nha đã lén tham dự một tour săn bắn đắt đỏ ở châu Phi. Vụ việc chỉ vỡ lở khi vua Carlos bị tai nạn vỡ xương hông và phải nhập viện. Sự kiện trên đã phá hủy danh tiếng của vua Carlos, đặc biệt khi ông lại đang nắm giữ chức vụ chủ tịch Quỹ động vật hoang dã thế giới ở Tây Ban Nha.
Về khía cạnh đạo đức, cuộc săn bắn hoang phí của vua Carlos khiến người dân tức giận và cảm thấy bị lừa dối khi họ phải thắt lưng buộc bụng để cứu kinh tế đất nước. Mặc dù đã công khai xin lỗi trước công chúng, song vụ việc trên đã làm tổn hại hình ảnh hoàng gia hơn bao giờ hết.
Hoàng gia Tây Ban Nha còn vướng vào một loạt bê bối khác, như con gái vua Carlos, công chúa Christina bị nghi là thủ phạm chính trong âm mưu biển thủ công quỹ.
Theo cuộc thăm dò mới đây, sự ủng hộ với hoàng gia Tây Ban Nha giảm xuống còn 54%, mức thấp nhất trong lịch sử, tờ El Mundo cho biết.
Nguồn RT/Dân Việt