Ảnh: Getty Images.
Hoàn hàng miễn phí sẽ không còn tồn tại?
Theo trang CNN, nếu người tiêu dùng Mỹ cảm thấy thất vọng về một món hàng và muốn đổi trả thì quá trình này thậm chí còn đáng thất vọng hơn nữa.
Người Mỹ đã quen với việc trả lại hàng miễn phí, nhưng ngày càng nhiều nhà bán lẻ tính phí khi việc trả lại hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Macy's, Abercrombie, J. Crew, H&M và các công ty khác đều đã tính thêm phí vận chuyển đối với việc trả lại hàng qua bưu điện.
Và việc này đang xảy ra không chỉ với các thương hiệu nằm trong trung tâm mua sắm lớn. Theo Happy Returns, một công ty hậu cần chuyên về trả lại hàng hoá, 81% người bán hiện đang tính phí cho ít nhất một số phương thức trả lại hàng.
Amazon đã bắt đầu tính phí 1 USD cho khách hàng nếu họ trả lại món đồ đã mua tại cửa hàng vận chuyển UPS. Amazon gần đây cũng bắt đầu đánh dấu các sản phẩm “thường xuyên bị trả lại” trên trang web của mình.
Tỉ lệ hoàn trả đã tăng vọt trong những năm gần đây khi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Các chuyên gia cho biết, người mua hàng có nhiều khả năng trả lại những món hàng mà họ chưa xem hoặc chưa thử trực tiếp.
Trong bối cảnh người Mỹ tăng chi tiêu trong mùa lễ này nhưng với tốc độ chậm hơn năm ngoái. Doanh số bán lẻ tăng 3,1% từ ngày 1/11 đến ngày 24/12 so với cùng kỳ năm trước. Thì theo dữ liệu từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, khách hàng đã gửi lại gần 17% tổng số hàng hóa họ đã mua vào năm 2022, với tổng trị giá 816 tỉ USD. Con số này tăng từ 8% vào năm 2019.
Thông thường, các công ty phải chịu phí vận chuyển tương đối tốn kém khi khách hàng gửi lại các sản phẩm này. Những mặt hàng đó đôi khi được đưa trở lại kho của nhà bán lẻ hoặc trên kệ hàng. Các cửa hàng sau đó phải giảm giá hàng trả lại để bán chạy hơn, khiến lợi nhuận của họ càng bị thu hẹp. Tất cả những điều đó làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty.
Thông thường, các sản phẩm bị trả lại có thể nằm trong kho thanh lý hoặc thậm chí là bãi chôn lấp, một mối đe dọa đáng kể đối với môi trường.
Trong một số trường hợp, các cửa hàng cho phép khách hàng giữ lại hàng trả lại thay vì gửi lại, những mặt hàng cồng kềnh giá rẻ như đồ nội thất, thiết bị nhà bếp, đồ trang trí nhà cửa, ghế trẻ em, xe tập đi, xe đẩy và các mặt hàng khác mà nhà bán lẻ phải trả chi phí vận chuyển cao để lấy lại.
Có thể bạn quan tâm:
Du lịch châu Á chật vật vì người Trung Quốc vẫn ở nhà
Nguồn CNN