Hoãn áp dụng Basel III cho ngân hàng toàn cầu
Theo thỏa thuận mới do Ủy ban ngân hàng Basel, các ngân hàng phải dự trữ đủ tài sản và các tài sản như chứng khoán, trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp phải có tính thanh khoản cao nhằm dự phòng cho ngân hàng khả năng đối phó khủng hoảng thị trường trong tương lai. Quy định mới cũng cho phép các ngân hàng thời hạn đến năm 2019 để tuân thủ đầy đủ yêu cầu mới về vốn.
Khi quy định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2015, các ngân hàng phải đáp ứng 60% vốn dự phòng theo quy định, vốn dự phòng này sẽ tăng thêm 10% mỗi năm cho đến 2019.
Đây là một phần trong nhóm quy tắc Basel III về yêu cầu vốn dự phòng ở các ngân hàng nhằm tránh một cú sốc cho hệ thống tài chính toàn cầu. Các nhà điều tiết cho rằng, quy định mới này sẽ không làm hạn chế khả năng của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Basel III buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.
Năm 2010, các nước G20 nhất trí nên bắt đầu áp dụng Basel III từ ngày 1/1/2013 và triển khai đầy đủ vào năm 2019.
Nguồn Bloomberg/Khampha