Ảnh: Reuters
Hiệu ứng domino chuỗi cung ứng vì dịch Covid-19 lan tỏa từ Trung Quốc, Hàn Quốc sang Việt Nam
Đầu tiên, sự bùng phát virus corona buộc nhà máy của họ tại Trung Quốc đóng cửa trong gần 3 tuần và khiến nhà máy tại Việt Nam cạn kiệt nguồn cung ứng. Sau đó, khi virus lan rộng đến Hàn Quốc, các lệnh giới hạn di chuyển khiến kế hoạch mở rộng nhà máy tại Hải Phòng tan vỡ.
Giờ đây, công ty này – giấu tên để bảo vệ mối quan hệ kinh doanh – đang xem xét tình trạng gián đoạn sản xuất tại Gumi (Hàn Quốc), chỉ cách 1 tiếng lái xe từ Daegu, tâm chấn bùng phát dịch bệnh tại Hàn Quốc.
Bên cạnh những khó khăn từ việc nhập nguồn cung từ Trung Quốc, nhà cung ứng linh kiện điện thoại thông minh (như màn hình và mô-dun camera) cho LG này cũng lao đao vì lệnh cách ly một số người lao động và cảm thấy hoảng loạn trước tình cảnh rắc rối cứ nối dài. Vấn đề của nhà cung ứng này có thể cũng lan rộng sang các khách hàng như Apple.
“Virus corona gây ra hiệu ứng domino tới các nhà cung ứng”, một giám đốc cấp cao tại công ty nói với Reuters. “Tôi chỉ nhìn lên trời và thở dài ngán ngẫm”.
Rắc rối trên minh chứng cho một điều: Sự bùng phát của virus corona làm chao đảo chuỗi cung ứng thiết bị điện tử châu Á vốn đang trong vòng xoáy rối bời vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và vai trò không thể thiếu của các nhà máy của Trung Quốc. Chưa hết, dịch bệnh Covid-19 còn phơi bày một sự thật đau lòng: Chiến lược đầu tư mạnh vào Việt Nam của Trung Quốc cũng không thể phòng ngừa hết rủi ro từ Trung Quốc.
Tiên phong là các công ty như LG và Samsung, các công ty Hàn Quốc đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam trong nhiều năm qua khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc ngày càng tăng cùng với những rủi ro chính trị và lo ngại về đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Mặc dù Trung Quốc vẫn là nguồn cung ứng tốt nhất về các linh kiện, nguyên vật liệu và có nhiều khách hàng lớn như Apple, nhưng vị trí thuận lợi của Việt Nam giúp quốc gia hình chữ “S” này trở thành lựa chọn hợp lý để giảm bớt rủi ro.
Các công ty Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Sự gắn kết cũng thể hiện rõ: Samsung chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và cũng là nguồn nhập khẩu lớn thứ 5 của Hàn Quốc.
Top 10 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nguồn: Reuters. |
Kinh doanh được tạo điều kiện bởi một lượng lớn khác du lịch. Có khoảng 3,5 triệu khách từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2018, tăng 44% so với một năm trước.
Vì vậy, khi Việt Nam bắt đầu hạn chế di chuyển, các kế hoạch kinh doanh cũng tiêu tan. Hầu hết chuyến bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện đã bị tạm ngưng và bắt đầu từ ngày Chủ nhật (08/03), những người Hàn Quốc bước vào Việt Nam sẽ buộc phải cách ly 14 ngày.
“Chúng tôi đang trải qua một giai đoạn khó khăn, vì không thể làm việc tại đó”, Tổng Giám đốc của một công ty cung ứng khác cho hay.
Công ty này sản xuất thiết bị tự động hóa cho hệ thống định hướng trong xe hơi cho Honda Motor, BMW và Hyundai Motor, và cũng có trụ sở ở Hàn Quốc. Công ty lo ngại họ sẽ buộc phải trì hoãn lắp đặt máy móc vì không thể gửi kỹ sư tới Việt Nam.
“Lỡ như khủng hoảng kéo dài thêm 2-3 tháng nữa, điều đó sẽ gây vấn đề rất nghiêm trọng”, vị CEO này cho biết.
“Các nhà quản lý có thể họp qua video, nhưng các kỹ sư sản xuất buộc phải tới tận nơi để giải quyết vấn đề”, ông Park Ho-hwan, Giảng viên trường kinh doanh tại Đại học Ajou, cho hay. Ông cũng đang nghiên cứu hoạt động của Samsung ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Nguồn: Reuters. |
Từ 2 tuần trước, nỗi lo sợ lớn nhất của các công ty Hàn Quốc là giữ các nhà máy tại Việt Nam hoạt động bình thường. Mặc dù ghi nhận số ca nhiễm virus corona rất thấp, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chặn cửa khẩu với Việt Nam, từ đó chặn đứng nguồn cung ứng quan trọng.
Trong vài tuần gần đây, Samsung Electronics tạm ngừng sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy ở Gumi, trong khi LG Display và LG Innotek cũng ngưng sản xuất trong vài ngày.
Vì lo ngại về virus corona, Samsung khuyên các nhân viên tránh đi chơi cuối tuần với bạn bè và gia đình, yêu cầu họ mang khẩu trang và đứng cách nhau hơn 2m khi nói chuyện.
Apple – vốn mua màn hình từ LG Display, mô-dun camera từ LG Innotek, các sản phẩm bao gồm chip bộ nhớ và màn hình từ Samsung – chú ý đến tình hình tại các nước khác.
“Tôi nghĩ trọng tâm trong vài ngày qua đã chuyển từ Trung Quốc sang Hàn Quốc và Italy. Tôi nghĩ, quan trọng là chúng ta phải quan sát tình hình và thông tin từ nơi đó”, CEO Apple, Tim Cook, chia sẻ trong tuần trước.
“Chuỗi cung ứng của chúng tôi quan trọng hơn ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi có hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc và Italy, đồng thời cũng có nhà cung ứng tại Hàn Quốc và Italy. Chúng tôi cần phải xem tiến triển dịch bệnh”.
* Bloomberg: Việt Nam và Bangladesh vẫn có thể trở nên giàu có nhờ sản xuất
Nguồn Reuters