Thứ Ba | 01/05/2012 07:36

Hiệu ứng boomerang: Sản xuất đang rời Trung Quốc quay về các nước phát triển

Chi phí nhân công Trung Quốc tăng dần đang đẩy các hoạt động sản xuất quay trỏ lại các cường quốc.

Ba mươi năm về trước, Thâm Quyến, thành phốnằm tiếp giáp với ba khu tân giới của Hongkong, thật chẳng hơn một cái làng nhỏlà mấy.

Vậy mà khi đặc khu kinh tế đầu tiên của TrungQuốc được thiết lập vào đầu những năm 80, những cửa hiệu bắt đầu nở rộ và nhiềutòa nhà chọc trời với đèn điện lấp lánh nhanh chóng mọc lên tại thành phố này.

Dân số Thâm Quyến hiện vào khoảng 12 triệungười, trong đó có chừng 6 triệu dân là lao động nhập cư. Họ thường sống trongnhững khu tập thể gần nhà máy, và hệ thống nhà máy công xưởng đã giúp biến nơiđây trở thành một trong những thành phố giàu có nhất của Trung Quốc.

Trong số vô vàn các nhà máy đặt tại đây cóthể kể tới khu công nghiệp Foxconn City, một trong những khu liên hợp chế tạolớn nhất tại Trung Quốc với khoảng 230.000 nhân công, thuộc sở hữu của công tyHon Hai (Đài Loan) chuyên về ngành công nghiệp chính xác.

Các sản phẩm của Apple như iPhone và iPadcũng được lắp ráp tại đây. Hồi tháng 3, hãng này đã phải đưa ra cam kết cảithiện môi trường làm việc tại các công xưởng ở Trung Quốc sau khi một đợt kiểmtoán độc lập đã phát hiện ra các hành vi vi phạm luật lao động như bắt nhâncông làm quá giờ.

Những quốc gia sản xuất ra hàng hóa rẻ hơnthường bị công kích bởi thói bóc lột sức lao động, và giá nhân công ở TrungQuốc thì cực kì rẻ mạt. Đó là lí do vì sao nhiều xưởng sản xuất quần áo và đồchơi của Hong Kong được đặt tại đại lục.

Tuy nhiên, người lao động ở Trung Quốc, họctập theo lao động ở nhiều nơi như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã dần biếtđòi hỏi quyền lợi cho bản thân, với yêu cầu thời gian làm việc ngắn hơn và phúclợi nhiều hơn. Kết quả là tiền lương nhân công của Trung Quốc trong thời giantrở lại đây đã tăng khoảng 20% một năm.

Một số doanh nghiệp cần nhiều nhân công giờđã chuyển sản xuất từ vùng duyên hải vào sâu trong lục địa Trung Quốc, với chiphí lao động thấp hơn dù hạ tầng cơ sở có thể kém hơn.

Một số hãng, đặc biệt là trong ngành công nghiệpdệt may và giầy dép, thậm chí đã phải “dọn nhà” sang các quốc gia như Bangladesh, Campuchia,Indonesia và Việt Nam.

Ví dụ như hãng giầy cao cấp Nike vốn cho ralò hầu hết sản phẩm giày thể thao của mình ở Trung Quốc, song nhiều đơn vị cungcấp lớn của hãng đã phải chuyển cơ sở đi nơi khác và điển hình vào năm 2010,Việt Nam đã trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu lớn nhất của công ty này.

Trong tương lai, nếu không có các biện phápcắt giảm nhu cầu lao động phổ thông, các doanh nghiệp này nhiều khả năng sẽ phảitiếp tục chuyển đổi nơi sản xuất và Myanmar là một miền đất tiềm năng, nếunhững cải cách ở quốc gia này được duy trì.

Tuy nhiên đối với nhiều công ty lắp ráp chếtạo, chi phí nhân công rẻ cũng không còn là điều quá quan trọng bởi nhân côngchỉ đóng một vai trò rất nhỏ bé trong tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm.

Các nhà nghiên cứu tại trung tâm tính toáncông nghiệp cá nhân thuộc đại học Irvine, bang California đã phân tíchtừng bộ phận của chiếc máy theo xuất xứ và chi phí chế tạo nên chúng.

Họ phát hiện ra rằng chiếc Ipad 16gb phiênbản năm 2010 có giá 499 usd bao gồm 154 usd giá trị nguyên vật liệu chế tạo cónguồn gốc từ các nhà cung cấp châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Họ cũngước tính tổng giá trị tiền lương nhân công toàn cầu cho chiếc Ipad này vàokhoảng 33 usd, và Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 8 usd.
Các nhà nghiên cứu tại trung tâm tính toán công nghiệp cá nhân thuộc đại học Irvine, bang California đã phân tích từng bộ phận của chiếc máy theo xuất xứ và chi phí chế tạo nên chúng
Các nhà nghiên cứuđại học Irvine, bang California đã phân tích từng bộ phận của chiếc máy theo xuất xứ và chi phí chế tạo nên chúng

Kể cả khi thị trường lao động Trung Quốc tiêutốn một lượng chi phí thấp như vậy, Apple vẫn hoàn toàn có thể cho ra lò nhữngchiếc Ipad ngay chính trên đất Mỹ. Vậy điều gì giữ chân các doanh nghiệp vậnhành sản xuất tại Trung Quốc.

Chi phí lao động thấp không phải là ưu điểmduy nhất. Điều khiến cho Thâm Quyến thực sự hấp dẫn với các doanh nghiệp chínhlà 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất linh kiện và đồ điện tử.

Thànhphố này có một mạng lưới các công ty với dây chuyền cung ứng tinh vi, thiết kếđa dạng, trình độ kĩ thuật cao cùng sự hiểu biết chuyên sâu về quy trình sảnxuất cũng như sự năng nổ dám nghĩ dám làm, giúp ích nhiều cho việc mở rộng quymô sản xuất. Thâm Quyến đã đem đến một mô hình cụm kinh tế thực sự thành công.

TrungQuốc ghi điểm

Li & Fung, một công ty tại Hong Kongchuyên môi giới các nhà cung ứng tại châu Á cho nhiều công ty khẳng định trongmột báo cáo gần đây: những cụm công nghiệp như Thâm Quyến chính là “một bộ phậnthiết yếu làm nên năng lực toàn cầu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sảnxuất chế tạo”.

Một lần nữa, chi phí nhân công không là điềuduy nhất khiến doanh nghiệp phải đắn đo khi chuyển dây chuyền sản xuất từ TrungQuốc trở về Mỹ. Hãng sản xuất Chesapeake Bay Candle thường nhập mặt hàng nếnthơm của mình từ Trung Quốc để tiêu thụ tại Mỹ, và từ Việt Nam khi Mỹ tăng mứcthuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm nến làm tại Trung Quốc.

Vào tháng 6 năm 2011, hãng này đã mở một phânxưởng tự động gần trụ sở của mình tại Maryland, một phần bởi giá nhân công ởchâu Á và chi phí vận chuyển tăng lên, phần khác bởi việc thực hiện nghiên cứuvà phát triển thiết bị tại các nhà máy ở Mỹ sẽ giúp công ty đáp ứng những xuhướng mới của khách hàng được nhanh chóng hơn.

Còn đối với hãng Peerless AV, một công ty cótrụ sở ở Aurora, Illinoise, việc chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc trởvề quê hương đi cùng với nỗi lo bảo vệ sở hữu trí tuệ. Peerless sản xuất giá đỡkim loại và chân trụ cho mọi loại TV, từ những màn hình treo tại văn phòng chotới những bảng hiệu thông tin đặt tại các nhà ga xe lửa và cả những “bức tườngvideo” khổng lồ sử dụng trong các sự kiện âm nhạc hay thể thao.

Vào năm 2002, hãng quyết định phát triển mặthàng chế tạo từ nhôm thay cho thép để đem lại vẻ thanh thoát cho những chiếc tvngày càng mỏng hơn. Không thể tìm thấy nhà cung ứng vật liệu phù hợp với giá cảphải chăng tại Mỹ, hãng quyết định tiến tới Trung Quốc.

Và quả nhiên khi khi cơn sốt TV màn hình phẳngbùng nổ, doanh thu của Peerless tăng cao, song sau đó hãng phát hiện ra nhữngsản phẩm nhái xuất hiện nhan nhản trên thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, ông Campagna – chủ tịch củaPeerless AV cũng cho hay: “Tổng chi phí sản xuất tại Trung Quốc cũng không cònrẻ như trước nữa”. Chi phí vận chuyển tăng lên, giá thuê container đắt đỏ vàđồng thời vẫn phải duy trì lượng nhân công ở cả hai nước để kiểm soát vận hành,đó là không kể khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời những thay đổi của thịtrường.

Thông thường cần khoảng 30 ngày lưu kho hànghóa trong mỗi quy trình của chuỗi cung ứng, và một thay đổi trong thiết kế cũngphải mất ít nhất 6 tháng để tiến hành sửa đổi.

Đưa sản xuất trở về Mỹ, giờ công ty này cóthể cung cấp hàng mẫu cho khách chỉ trong vài tuần.

Mặttrời và silicon

Liệu xu hướng “hồi hương” có áp dụng với cáccông ty sản xuất và cung ứng mặt hàng năng lượng? Gần một thập kỷ về trước, hầuhết những tấm pin năng lượng mặt trời trên thế giới được chế tạo ở Mỹ, châu Âuvà Nhật Bản.

Giờ đây, với sự nhập cuộc của nhiều nhà sảnxuất trong nước và sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ, Trung Quốc đã nắm giữmột nửa thị trường pin mặt trời toàn cầu, chế tạo từ những tấm silicon trongsuốt chứa các tế bào quang điện. Dù vậy, tình thế vẫn có thể thay đổi lần nữa.

Đâu là cơ hội lội ngược dòng cho những nhàsản xuất pin mặt trời tại Mỹ và châu Âu? Đầu tiên, đây không phải là lựa chọn“được ăn cả ngã về không”.

Để chế tạo tấm pin mặt trời, silicon sẽ đượccắt thành những vi mạch để chứa tế bào quang điện. Những tế bào này được mắcthành mạch, đóng khung và phủ ngoài bằng lớp kính bảo vệ.

Việc chuyển các tế bào này thành dạng tấm làhết sức kinh tế cho các quốc gia cần tiết kiệm chi phí vận chuyển, và việc lắpđặt các tấm pin này tại các tòa nhà – công đoạn tốn kém nhất của quy trìnhchuyển đổi sang sử dụng năng lượng mặt trời – lại tạo thu nhập cho các công tylắp đặt từng nơi.

Chi phí lắp đặt ở Mỹ hiện vào khoảng 6,5USD/wattcho mỗi một hộ gia đình. Vậy nên các hãng sản xuất ở châu Âu có thể nhập tế bàoquang điện từ Trung Quốc và thu lợi nhuận từ việc thực hiện các công đoạn lắpráp và thiết đặt.

Dễ dàng nhận thấy từ những con số thống kê,chi phí chế tạo một tấm pin năng lượng mặt trời hoàn chỉnh ở Mỹ tốn kém hơn 25%so với việc sản xuất và vận chuyển từ Trung Quốc.

Ưu thế chi phí của quốc gia này đến từ nguồnnguyên liệu thô rẻ hơn, chi phí nhân công và chi phí vốn thấp hơn.

Doug Powell từ Phòng thí nghiệm nghiên cứuquang điện đang thực hiện một phân tích cụ thể về chi phí sản xuất ở cả haiquốc gia. Kết quả cho thấy sau khi việc chế tạo hoàn tất thì giá trị của mộttấm pin mặt trời do Mỹ sản xuất sẽ giảm hơn một nửa (xuống còn khoảng 50cent/watt) trong vòng một thập kỷ.

Pin mặt trời có giá trị từ 45-70 cent/wattđược kì vọng sẽ đem lại “hiệu suất năng lượng” (tức là hiệu quả kinh tế tươngđương so với các hình thức năng lượng không tái tạo khác) tại Mỹ. Biên độ nàycó thể dao động tùy thuộc vào khác biệt từng vùng do số giờ nắng và mức chi phíđiện.

Chẳng có gì cản được chân Trung Quốc trongviệc nắm bắt những đột phá sản xuất tương tự, và ông Powell cũng nghiên cứu tácđộng của vấn đề này.

Nhưng có một thực tế rõ ràng rằng rất nhiều ýtưởng đổi mới sản xuất đang được phát triển hiện nay sẽ vô hiệu hóa nhiều ưuthế mà Trung Quốc nắm giữ.

Ví dụ, phương pháp sản xuất mới đòi hỏi nhữngvi mạch mỏng hơn và như thế sẽ giảm lượng silicon cần thiết. Các tế bào quangđiện cũng có công năng cao hơn, và dây chuyền sản xuất được giản lược sẽ giảmchi phí vốn cũng như mô hình tự động hóa sẽ giúp giảm chi phí nhân công.

Nguồn DVT


Sự kiện