"Hiện tượng Bắc Âu" và siêu mô hình xã hội
Việc này một phần vì 4 nước Bắc Âu – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đang gặt hái được rất nhiều thành công. Nhóm nước Bắc Âu này nằm ở top trên trong bảng xếp hạng về mọi tiêu chí từ khả năng cạnh tranh kinh tế, y tế xã hội đến chỉ số hạnh phúc. Các nước này đều né tránh được cả khủng hoảng kinh tế xảy ra tại các nước Nam Âu và tình trạng bất bình đẳng trầm trọng ở Mỹ. Các nhà lý luận phát triển gọi mô hình hiện đại hóa thành công này là “hiện tượng Đan Mạch”.
Theo báo cáo đặc biệt của The Economist, lý do thứ nhất mang lại thành công của các nước Bắc Âu là hành động đúng thời điểm: các nước này đã khéo léo chế ngự cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào những năm 1990.
Nhưng lý do thứ hai giải thích tại sao mô hình Bắc Âu trở nên phổ biến còn thú vị hơn nhiều. Đối với các chính trị gia trên thế giới – nhất là ở các nước phương Tây đang nợ nần chồng chất – các nước Bắc Âu mang đến một bản kế hoạch chi tiết để cải tổ lĩnh vực công, làm cho chính phủ và nhà nước hoạt động hiệu quả hơn và phản ứng nhanh hơn.
Từ đến những ngôi trường tư
Ý tưởng về chính phủ Bắc Âu tinh gọn sẽ là cú sốc đối với cả phe cánh tả ở Pháp - những người mơ về xứ Scandinavia xã hội chủ nghĩa và phe bảo thủ của Mỹ - những người lo sợ ông Barack Obama đang ngả theo “Thụy Điển hóa”. Họ hoàn toàn lỗi thời.
Những năm 1970 và 1980, các nước Bắc Âu là những quốc gia đánh thuế cao và chi tiêu thoải mái (tax-and-spend). Chi tiêu công của Thụy Điển năm 1993 chiếm đến 67% GDP. Astrid Lindgren, tác giả Pippi Tất dài, bị buộc phải nộp thuế hơn 100% thu nhập. Nhưng chính sách thuế cao và chi tiêu thoải mái không hiệu quả: Thụy Điển rớt hạng từ nước giàu thứ 4 thế giới vào năm 1970 xuống vị trí 14 năm 1993.
Về dịch vụ công, các nước Bắc Âu cũng thực dụng. Miễn là chúng hoạt động hiệu quả, người cung cấp dịch vụ công sẽ không cảm thấy phiền lòng và không phàn nàn gì. Đan Mạch và Na Uy cho phép công ty tư nhân điều hành bệnh viện công. Thụy Điển có hệ thống phiếu thanh toán học phí trả tiền trực tiếp cho các trường theo số đầu học sinh thực tế, trường tư hoạt động vì lợi nhuận được hoạt động cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có phiếu thanh toán học phí - nhưng bạn có thể nạp thêm tiền vào đó. Khi được lựa chọn, Milton Friedman thích sống ở Stockholm hơn là ở Washington DC.
Tất cả các chính trị gia phương Tây đều đòi hỏi nâng cao tính minh bạch và xúc tiến công nghệ. Các nước Bắc Âu có thể làm điều đó hợp lý hơn tất cả các nước khác. Hiệu quả hoạt động của tất cả trường học và bệnh viện đều được đo lường. Chính phủ các nước Bắc Âu phải hoạt động một cách minh bạch: Thụy Điển trao cho người dân quyền tiếp cận hồ sơ chính thức.
Các chính trị gia sẽ bị mất thanh danh nếu họ từ bỏ xe đạp và đi lại bằng những chiếc limousin sang trọng. Quê hương của Skype và Spotify cũng là người dẫn đầu về chính phủ điện tử: bạn có thể nộp thuế bằng tin nhắn điện thoại.
Điều này nghe có vẻ giống như học thuyết của Margaret Thatcher, nhưng các nước Bắc Âu cũng mang lại điều gì đó cho cánh tả cấp tiến với việc chứng minh rằng có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với nhà nước: họ tuyển dụng 30% lực lượng lao động trong lĩnh vực công, so với mức trung bình 15% của OECD.
Họ là những thương gia tự do dũng cảm, những người cưỡng lại được việc sử dụng sự can thiệp của nhà nước, thậm chí để bảo vệ các công ty điển hình: Thụy Điển cho phép Saab phá sản và Volvo hiện thuộc sở hữu của Geely, hãng ô-tô Trung Quốc. Nhưng các nước này cũng chú trọng vào dài hạn – chủ yếu thông qua quỹ thịnh vượng quốc gia 600 tỷ USD của Na Uy – và tìm các phương thức để kiềm chế các tác động xấu của chủ nghĩa tư bản.
Ví dụ, Đan Mạch có hệ thống “an sinh linh hoạt” (flexicurity) cho phép người sử dụng lao động sa thải người lao động dễ dàng hơn nhưng phải trợ cấp và cung cấp những hoạt động đào tạo cần thiết cho người thất nghiệp, và Phần Lan tổ chức mạng lưới nguồn vốn mạo hiểm.
Phần chua chát của buffet Thụy Điển (smorgasbord)
Mô hình Bắc Âu không hẳn là hoàn hảo. Chi tiêu công, như một tỷ lệ nhất định trong GDP của các nước này, vẫn cao hơn mức bài báo này mong muốn, hoặc cao hơn mức được coi là bền vững. Thuế suất của các nước này vẫn khuyến khích các doanh nhân bỏ ra nước ngoài: London tràn ngập những người Thụy Điển trẻ tuổi thông minh. Quá nhiều người – nhất là người nhập cư – sống nhờ vào phúc lợi và trợ cấp xã hội.
Áp lực này, từng buộc chính phủ các nước Bắc Âu phải cắt giảm chi tiêu công, sẽ tiếp tục thúc đẩy thêm nhiều thay đổi. Các nước Bắc Âu đang tự mãn so với Singapore, và họ chưa chú trọng đúng mức đến trợ cấp theo mức trung bình.
Ngày càng nhiều quốc gia nghiên cứu mô hình của các nước Bắc Âu. Các nước phương Tây sẽ xem xét các giới hạn của chính phủ như Thụy Điển đã làm. Khi bà Angela Merkel lo lắng rằng Liên minh châu Âu chỉ chiếm 7% dân số thế giới nhưng lại chiếm đến 1/2 tổng chi tiêu xã hội, các nước Bắc Âu là một phần câu trả lời. Họ cũng cho thấy rằng các nước EU có thể thực sự thành công về kinh tế. Và khi châu Á đưa ra phúc lợi xã hội, họ cũng sẽ hướng đến Bắc Âu: Na Uy đang được người Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Bài học chính từ các nước Bắc Âu không hẳn mang tính ý thức hệ nhưng thực tế. Một đất nước trở nên phổ biến không phải vì nó rộng lớn mà vì nó hoạt động hiệu quả. Một người Thụy Điển sẵn sàng nộp thuế hơn một người California vì anh ta nhận được nhiều trường học tốt và chăm sóc ý tế miễn phí. Các nước Bắc Âu đã tiến hành cải cách sâu rộng tại các tổ chức công đoàn và vận động hành lang doanh nghiệp.
Bạn có thể áp dụng chế thị trường vào phúc lợi xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động này. Bạn có thể đưa chương trình chính phủ hỗ trợ một thành phần dân cư trên các cơ sở đúng đắn để ngăn ngừa các thế hệ tương lai phải đi ăn mày. Nhưng bạn cần sẵn lòng trừ tận gốc tình trạng tham nhũng và lợi ích nhóm. Và bạn phải sẵn sàng từ bỏ tình trạng tranh giành của cánh tả và cánh hữu và tìm kiếm những ý tưởng tốt lành trong chính trị. Thế giới sẽ nghiên cứu mô hình Bắc Âu trong những năm tới.
------------------------------------
1. là bộ truyện nổi tiếng của nhà văn Thụy Điển chuyên viết cho trẻ em Astrid Lindgren (1907-2002).
Nguồn Economist/Khampha