Hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha sẽ sụp đổ?
Còn mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì sao?
Trong thời kỳ đạt đỉnh (quý II/2008), nước Pháp sở hữu số trái phiếu Hy Lạp với giá trị lên đến 86 tỷ USD. Kể từ đó đến nay, con số này liên tục sụt giảm. Các ngân hàng Pháp đã tận dụng được lợi thế của chương trình Hỗ trợ thị trường (SMP) của NHTW châu Âu (ECB) trong thời kỳ 2010 - 2011 để giảm bớt lượng trái phiếu chính phủ Hy Lạp. SMP kết thúc vào tháng 9/2012.
Một nguyên nhân khác ít được biết đến hơn là tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Bồ Đào Nha của Tây Ban Nha cao hơn so với tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Hy Lạp của các ngân hàng Pháp trong đầu năm 2010, bất chấp qui mô khu vực ngân hàng Tây Ban Nha chỉ bằng 40% so với Pháp.
"Cuộc kiểm tra về khả năng vượt qua khủng hoảng" mà các ngân hàng Tây Ban Nha trải qua trong năm 2012 cho thấy sự thiếu hụt về vốn là điều dễ kiểm soát hơn so với tâm lý sợ hãi lan rộng. Tuy nhiên, cuộc kiểm tra này chỉ được thực hiện với các ngân hàng cho vay ở nội địa, các tài sản ở nước ngoài được loại bỏ.
Nếu muốn tái cấu trúc các khoản nợ của Bồ Đào Nha theo cách mà Hy Lạp đã làm, hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha sẽ bị chao đảo. Còn nếu trì hoãn tái cấu trúc, Bồ Đào Nha - nước có tỷ lệ nợ/GDP được dự báo chạm mức 125% trong năm tới - sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Nếu không có một chương trình SMP, việc tái cấu trúc Bồ Đào Nha cũng không thể giúp Tây Ban Nha tránh được cú sốc. Eurozone đã cho Tây Ban Nha vay 41,3 tỷ euro để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình tìm ra cách phù hợp về mặt chính trị để chuyển nợ thành chứng khoán sẽ là chi phí cần thiết để duy trì đồng tiền chung.
Hãy nhớ rằng 7 ngân hàng hiện đang tạo nên Bankia đã sụp đổ bởi các khoản nợ xấu bất động sản. Bị ảnh hưởng bởi trái phiếu Hy Lạp không phải là vấn đề của Bankia, và các ngân hàng cũng đã vượt qua được đợt kiểm tra. Bankia cần một gói cứu trợ.
Nguồn CafeF