Ảnh: Bloomberg

 
Vũ Hạo Thứ Tư | 11/03/2020 09:16

Hậu Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mở rộng ra nhiều quốc gia hơn và vững chãi hơn bao giờ hết?

Toàn cầu hóa đang trải qua bài kiểm tra về sức chịu đựng (stress test) lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Toàn cầu hóa đang trải qua bài kiểm tra về sức chịu đựng (stress test) lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Thế nhưng, bạn muốn hiểu tại sao các động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế lại trở nên vững chãi hơn nhiều người nghĩ, hãy xem xét đến ví dụ về một trung tâm sản xuất thiết bị nhà bếp

Khi các giám đốc điều hành từ Middleby Corp – nhà sản xuất thiết bị nhà bếp đứng đằng sau loại bếp Viking và Aga – báo cáo lợi nhuận trong tháng trước, họ cũng cảnh báo về sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc sẽ làm giảm lợi nhuận quý đầu tiên, cũng giống với nhiều doanh nhân khác.

Tuy nhiên, Middleby cũng đập tan những lo ngại của cổ đông. Họ nhấn mạnh Middleby đã trải qua 2 năm hứng chịu tổn thương vì cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung và đẩy công ty vào một cuộc khủng hoảng mới, nhưng bằng một cách nào đó, cuộc khủng hoảng này lại giúp họ hạn chế bớt thiệt hại.

1 năm tồi tệ của thương mại. Nguồn: Bloomberg
1 năm tồi tệ của thương mại. Nguồn: Bloomberg

"Tôi nói với bạn như thế này, chỉ trong vài ngày sau thông tin về dịch được công bố, tôi biết chính xác các thành phần nào sẽ bị ảnh hưởng và đã có kế hoạch chiến thuật để giải quyết nó", ông David Brewer, Giám đốc vận hành công ty này nói với các nhà phân tích.

Trong cùng ngày Middleby công bố báo cáo tài chính, các giám đốc điều hành từ công ty Elgin cũng đã khai trương một nhà máy mới ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái với mục tiêu tăng doanh thu từ thị trường Trung Quốc và các nơi khác ở châu Á. Lần đầu tiên, doanh thu ở thị trường nước ngoài vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2019, chiếm hơn 1/3 tổng doanh thu ròng trong năm, họ nói thêm.

Toàn cầu hóa đã giúp dòng hàng hóa, dịch vụ và con người ngày càng được tự do lưu thông qua lại giữa các quốc gia. Nhưng để đạt được điều đó, toàn cầu hóa đã phải trải qua 4 năm chật vật, vượt qua những đả kích về chính trị để trở nên mạnh mẽ. Và rồi dịch virus corona bất chợt xuất hiện và có thể khiến toàn cầu hóa chịu tổn thương nặng nề, khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn hàng loạt.

Những hàng rào thuế quan của ông Trump dù đã kéo dài suốt 2 năm qua nhưng lại không nguy hiểm bằng sự bùng phát của dịch virus corona – dù chỉ mới xuất hiện hơn 1 tháng qua và giờ nổi lên như một mối đe dọa tiềm tàng đối với toàn cầu hóa thế kỷ 21. 

Các nhà kinh tế tại Allianz ước tính rằng sự bùng phát virus corona và những nỗ lực ngăn chặn virus sẽ khiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới thiệt hại 320 tỷ USD mỗi quý, thậm chí còn lớn hơn cả thiệt hại hàng năm từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Không hề nói quá khi cho rằng quá trình toàn cầu hóa đã góp phần định hình thương mại toàn cầu trong 40 năm qua nay lại hứng chịu cuộc đả kích lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính từ 1 năm về trước hoặc các cuộc tấn công ngày 11/9/2001 trước đó. Sẽ có 1 hoặc 2 quý có kết quả tương đối tệ đối với hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, đồng thời sẽ dẫn tới nỗi lo sợ về suy thoái và liệu các nhà hoạch định chính sách có đưa ra động thái nào để đối phó hay không hoặc thậm chí là họ có đủ công cụ hợp lý để đối phó hay không.

Tuy vậy, cũng không sai khi cho rằng: Toàn cầu hóa sẽ trở nên kiên cường, vững trải hơn khi trải qua những cuộc chiến như thế này. Nếu tập trung vào thương mại hàng hóa vật chất như biểu hiện của toàn cầu hóa, bạn bỏ qua các yếu tố khác của tiến trình này, như sự phụ thuộc vào doanh thu nước ngoài của các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ hoặc dòng chảy dữ liệu và sáng kiến có khả năng đứng vững trong một đại dịch.

Điều này có thể giải thích tại sao khi được hỏi về sự gián đoạn dài hạn trên Fox Business Network vào tuần trước, CEO Apple, Tim Cook cho biết ông chỉ dự kiến sẽ có các điều chỉnh nhỏ đối với chuỗi cung ứng và sản xuất. 
Ông chia sẻ: “Chúng tôi đang bàn luận về những thay đổi nho nhỏ, không phải là các thay đổi toàn diện hay cơ bản”.

Các nhà phê bình toàn cầu hóa đang chớp lấy khoảng thời gian dịch bệnh và đặt ra mối lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với mọi sản phẩm, từ kháng sinh, khẩu trang cho đến bột màu.

Toàn cầu hóa đã vượt khỏi tầm kiểm soát, ông Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, phát biểu trong ngày 06/02 tại Liên minh Oxford. Tại đây, ông đã lên tiếng bảo vệ cho những hàng rào thuế quan của ông Trump bằng cách phàn nàn rằng: “Hiện tại, cần tới 200 nhà cung cấp tại 43 quốc gia trên 6 lục địa chỉ để sản xuất ra iPhone”.

Thuế quan của chính quyền Trump chắc chắn đẩy nhanh xu hướng chuyển hoạt động sản xuất về nội địa hoặc địa phương. Thế nhưng, những quốc gia hưởng lợi rõ ràng là Việt Nam, Mexico hoặc Đông Âu chứ không phải Mỹ. Và trong nhiều trường hợp, ngay cả khi địa điểm lắp ráp sản phẩm cuối cùng thay đổi, linh kiện từ Trung Quốc và các công ty mẹ từ Trung Quốc vẫn là phần quan trọng của phương trình này.

Những phản ứng như kiểu của ông Cook xuất phát từ thực tế là tiền lương của người lao động Trung Quốc ngày càng tăng, nhu cầu tùy biến của người tiêu dùng và cuộc đổ bộ của tự động hóa. Những điều này đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu điều chỉnh dần dần trong hơn 1 thập kỷ qua. Chiếc iPhone của Apple thường được đưa ra làm minh chứng cho sự phức tạp của chuỗi cung ứng quốc tế, nhưng hóa ra đợt tung ra iPhone trong năm 2007 có lẽ là lúc chuỗi cung ứng này phức tạp nhất, chứ không phải bây giờ.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố năm 2019, thương mại gắn liền với chuỗi cung ứng toàn cầu đã thực sự giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2018. Thương mại linh kiện đã chững lại và thực sự giảm trong giai đoạn 2011-2014, một phần là do Trung Quốc tăng cường sản xuất nhiều linh kiện trong nước.

Nhưng bà Caroline Freund, Giám đốc Thương mại, Hội nhập và Khí hậu Đầu tư Khu vực tại Ngân hàng Thế giớ, nói rằng sẽ sai khi xem đó là một dấu hiệu của toàn cầu hóa.

"Mặc dù các chuỗi cung ứng đã ngừng mở rộng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng đang thu hẹp”, bà nói.

Bà cho biết thêm, vẫn còn chưa rõ rằng ngay cả cú sốc phát sinh từ vụ dịch virus corona ở Trung Quốc có làm thay đổi được điều đó hay không.

“Cú sốc đó phải đủ lớn đến nỗi bạn muốn thay đổi luôn cấu trúc sản xuất. Và vẫn chưa rõ giờ đã đến mức đó hay chưa”, bà Freund nói.

Chuỗi giá trị toàn cầu. Nguồn: Bloomberg
Chuỗi giá trị toàn cầu. Nguồn: Bloomberg

Số công ty tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn. Ít nhất 51.000 công ty trên toàn thế giới có một hoặc nhiều nhà cung cấp cấp 1 ở các khu vực bị ảnh hưởng của Trung Quốc, theo Dun & Bradstreet. Thêm 5 triệu công ty toàn cầu có ít nhất một nhà cung cấp cấp II ở khu vực bị ảnh hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả 938 công ty trong bảng xếp hạng Fortune 1000.

Vasco Carvalho, nhà kinh tế của Đại học Cambridge và đã nghiên cứu cú sốc chuỗi cung ứng lớn gần nhất tấn công nền kinh tế toàn cầu, cho biết tác động của virus corona dường như phức tạp hơn rất nhiều.

Ông cũng lập luận, các công ty hiện đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa việc tiếp tục tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu mong manh hiện tại hay chịu khoản chi phí sản xuất cao hơn tại quê nhà trong bối cảnh xuất hiện nhiều gián đoạn hơn.

"Chúng ta đang bước vào một thế giới bất ổn hơn, và để thích nghi với sự không chắc chắn đó, có khả năng một số công ty có khả năng thu hẹp quy mô”, ông nói. “Tôi không cho rằng ngày tận thế đã đến với chuỗi cung ứng. Tôi chỉ nghĩ rằng bạn phải chấp nhận tình trạng mong manh hiện tại hoặc chi phí sản xuất sẽ tăng lên".

Thiệt hại ngắn hạn trong sản xuất dường như đã vượt xa thiệt hại từ thương chiến Mỹ-Trung trong hai năm qua, ông Kyle Handley, nhà kinh tế của Đại học Michigan cho biết. Ông đã cùng các đồng nghiệp tại Cục điều tra dân số và Ủy ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tính toán chi phí của các mức thuế đó đối với các công ty Mỹ.

Tình trạng này chủ yếu là vì sự khó khăn khi chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đối với nhiều thành phần. Càng thêm vào sự khó khăn là tình trạng thiếu nguồn cung vì việc đóng cửa các nhà máy do virus, chứ không đơn thuần chỉ là tăng chi phí, ông Handley nói. Hơn nữa, lần này, các công ty trên khắp thế giới, cùng với các công ty Mỹ, đang phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế để tránh hàng rào thuế quan.

Kể từ thảm họa năm 2011 tại Nhật Bản – đi kèm với đó là một năm bị lũ lụt ở Thái Lan, nhiều công ty đa quốc gia đã học được cách đối phó tốt hơn với thảm họa và các mối đe dọa khác đối với sản xuất bằng cách đa dạng hóa các địa điểm sản xuất. Thậm chí còn có những lập luận cho rằng, virus corona còn đẩy mạnh toàn cầu hóa, cho dù là liên quan đến sản xuất hoặc doanh thu, hoặc là kết quả của những hậu quả không lường trước được.

Cũng giống như cuộc thương chiến trong 2 năm qua đã khiến một số công ty nghĩ lại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một số công ty trong thế giới công nghệ bắt đầu trao đổi trong lặng thầm về việc giảm bớt sản xuất ở Mỹ để giảm bớt rủi ro chính trị.

Thật vậy, sau cuộc động đất của Nhật Bản, các công ty sản xuất xe hơi và các công ty khác của Nhật Bản đã quyết định chuyển một phần sản xuất ra nước ngoài như một cách phòng ngừa với các thảm họa trong tương lai.

Cho dù có đa dạng hóa chuỗi cung ứng nào từ Trung Quốc đến thế nào, cũng khó có thể hợp nhất việc sản xuất tại một quốc gia khác. Nói cách khác, thương chiến và virus corona đã tạo ra một động lực để mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu đến nhiều quốc gia hơn - để giúp các quốc gia "chống sốc" tốt hơn.

Toàn cầu hóa là một lực lượng đã có lịch sử hơn 2.000 năm thăng trầm. Nhưng các dây chuyền sản xuất mà các công ty đã xây dựng trên thế giới trong những thập kỷ gần đây khó có thể di dời hơn nhiều người nghĩ.

Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế cho biết: "Chuỗi cung ứng là những thứ vật chất như cầu đường, nhà máy, tàu, đường sắt. Những thứ đó cần một thời gian dài để thay đổi. Virus và sự đình trệ sản xuất hiện tại sẽ không làm gián đoạn chúng".

* SCMP: Vì sao Việt Nam khó lòng thay thế vai trò công xưởng thế giới của Trung Quốc?

* Hiệu ứng domino chuỗi cung ứng vì dịch Covid-19 lan tỏa từ Trung Quốc, Hàn Quốc sang Việt Nam

Nguồn Bloomberg