Thứ Ba | 18/12/2012 13:48

Hành trình thay đổi mô hình tăng trưởng gian nan của Trung Quốc

Kế hoạch thu hẹp doanh nghiệp nhà nước và trao cơ hội cho khu vực tư nhân của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối của các nhóm lợi ích.
Trong biên bản kết luận Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc hôm 16/12 vừa qua, các nhà lãnh đạo tiếp tục nhấn mạnh đường hướng đã nêu ra trước đó trong Đại hội đảng lần thứ 18, trong đó khẳng định sẽ chuyển kinh tế đất nước sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn.

Các tuyên bố chính thức từ hội nghị cũng cam kết Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào chất lượng và sự hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế trong năm 2013, đồng thời thực hiện các cải cách triệt để, tăng tốc độ đô thị hóa cũng như kiểm soát chặt chẽ tài sản. Mặc dù hội nghị không công bố mục tiêu kinh tế cụ thể cho năm 2013 song hầu hết các nhà phân tích tin rằng chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng ít nhất là 7,5%.

Các tuyên bố chính thức từ hội nghị cũng cam kết Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào chất lượng và sự hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế trong năm 2013
Hội nghị công tác kinh tế trung ương cam kết Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn
vào chất lượng và sự hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế trong năm 2013

Nhiều người cho rằng hội nghị năm nay chính là thông điệp mạnh mẽ về cải cách kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ FT Alphaville lại cho rằng những tuyên bố về "cải cách" hay "chất lượng tăng trưởng" trong hội nghị kinh tế vừa qua của Trung Quốc có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể thực hiện được.

Các số liệu kinh tế lạc quan trong thời gian qua cho thấy kinh tế Trung Quốc dường như đã thoát đáy, chẳng hạn như lượng tiêu thụ điện tháng 11 tăng nhanh nhất 9 tháng trong khi hoạt động sản xuất cũng tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư thay vì tiêu dùng. Tuần trước, Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc đã công bố 1 báo cáo cho thấy sự mất cân bằng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trong 1 thập kỷ qua.

Hiển nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy những khó khăn này nên đã không ít lần hứa hẹn sẽ thay đổi mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, khi chính quyền Tập Cận Bình lên nắm quyền, kỳ vọng vào sự đổi mới của kinh tế Trung Quốc đã tăng cao hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, sự kỳ vọng về việc chính phủ mới sẽ phá bỏ thế độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh hoặc ít nhất là làm suy yếu chúng để trao nhiều cơ hội hơn cho khu vực tư nhân cũng tăng mạnh.

sdTuy nhiên, để thực hiện kế hoạch cải cách kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải tìm cách vượt qua sự phản đổi của các nhóm lợi ích đặc biệt trong khu vực quốc doanh.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch phân phối lại thu nhập có thể là một trong những chìa khóa giúp chính phủ Trung Quốc làm suy yếu sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và nâng cao sức mạnh cho khu vực tư nhân. Trong năm 2004, kế hoạch này từng được thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc đến và tiếp tục được lặp lại trong những tháng qua. Điều này khiến giới kinh tế và truyền thông Trung Quốc dự đoán kế hoạch đầy tham vọng đó có thể sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Trong tuần trước, tờ Wall Street Journal cung cho đăng tải bài phân tích với tựa đề: "Nỗ lực xóa bỏ khoảng cách thu nhập của Trung Quốc", trong đó cho rằng kế hoạch mà ông Ôn Gia Bảo khởi xướng có thể được thực hiện ngay trong tháng này.

Tuy nhiên, sau hàng loạt dự thảo, một số điều khoản quan trọng trong kế hoạch đã bị cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn khi vấp phải sự phản đối dữ dội từ các tập đoàn nhà nước, các nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết. Cũng theo những người này, kế hoạch của chính phủ Trung Quốc chỉ đơn thuần là một tập hợp các điều luật thay vì một lộ trình cụ thể về việc phân phối lại tài sản.

Tạp chí kinh doanh hàng đầu Trung Quốc, Caijing, cho biết nhiều khả năng kế hoạch này phải lui lại do sự phản đối của các nhóm lợi ích đặc biệt.

Sự trì hoãn của kế hoạch này là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với lộ trình thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc, đồng thời cho thấy sức mạnh và sự không khoan nhượng của các nhóm lợi ích đặc biệt trong khu vực quốc doanh Trung Quốc. Đây cũng thực sự là bài toán nan giải cho tổng bí thư Tập Cận Bình và chính quyền của ông, các nhà phân tích nhận định.

Nguồn New York Times/Khampha


Sự kiện