Ảnh: Bloomberg.com
Hàng trăm công ty Mỹ đến Washington để phản đối đề xuất thuế quan của Trump
New Balance từ lâu đã ủng hộ và hưởng lợi từ thuế quan và vẫn sản xuất giày tại Mỹ. Tuy nhiên bây giờ, công ty đã chỉ trích kế hoạch áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump trong phiên điều trần công khai bắt đầu ngày 17/06.
Công ty có trụ sở tại Boston cho biết mặc dù họ ủng hộ những nỗ lực của tổng thống Trump để buộc Trung Quốc ngừng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, nhưng các nhà máy ở Mỹ vẫn nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kết nối với Trung Quốc. Việc Mỹ đánh thuế lên nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp, cũng như việc Trung Quốc áp dụng thuế quan trả đũa đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, công ty cho biết.
"Mức thuế quan của tổng thống Trump không chỉ làm cho chi phí tăng cao hơn, mà còn gây ảnh hưởng tới khả năng duy trì mức sản xuất và khả năng tiếp tục đầu tư vào các nhà máy trong nước của chúng tôi", ông Monica Gorman - Phó chủ tịch New Balance, nói trong các bình luận được đăng trực tuyến.
Khoảng 320 đại diện từ các nhà sản xuất, nhà bán lẻ của Mỹ các công ty và tổ chức thương mại khác sẽ xuất hiện trong bảy ngày điều trần bắt đầu từ 17/6 tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ trước hội đồng các quan chức từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ và các cơ quan khác. Trong khi một số công ty, bao gồm Công ty sản xuất Rheem, ủng hộ mức thuế, hầu hết đều cho rằng tổng thống Trump không nên đánh thuế sản phẩm của họ.
►Trump: Ông Tập có tham dự G20 hay không không quan trọng
Công ty giày dép là một trong số nhiều công ty Mỹ xếp hàng chờ phiên điều trần để đưa ra một điểm chung hiện nay: mức thuế quan được đề xuất của tổng thông Trump không tốt cho hoạt động kinh doanh. Nguy cơ này ngày càng cao hơn khi chính phủ Mỹ có ý định áp thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, quần áo và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Cơ sở sản xuất của New Balance tại Lawrence, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Bloomberg.com |
Đây là vòng điều trần thứ tư, sau khi tổng thống Trump đánh thuế 250 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc vào năm ngoái. Khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ngừng lại hồi tháng trước, ông đã ra lệnh tăng thuế lên 25% từ mức 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc.
►Hơn 600 công ty Mỹ gửi thư kêu gọi Trump giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc
Một số giám đốc điều hành đang đến Washington để đề đạt ý kiến lần thứ tư, mặc dù nhiều người không có nhiều hy vọng thành công, khi cho rằng ông Trump coi thuế quan là đòn bẩy cho một thỏa thuận thương mại. Đặc biệt là sau khi ông đe dọa áp thuế đối với Mexico để thúc đẩy một hiệp ước về nhập cư.
Các nhà bán lẻ bao gồm Best Buy, Jo-Ann Stores và Forever 21 đã phản đối mức thuế đối với hàng hóa bao gồm máy tính bảng, đồng hồ thông minh và cây nhân tạo.
Các sản phẩm công nghệ chiếm hơn một nửa giá trị của danh sách áp thuế dự kiến 300 tỷ USD, điều này sẽ làm tăng giá cho người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng rất tiêu cực với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng cho biết.
►Chiến tranh thương mại đang bắt đầu làm lung lay vị thế thống trị của USD?
Thuế quan mới có thể được áp dụng kể từ ngày 2/7, sau thời gian điều trần.
Tuần trước, cố vấn kinh tế Larry Kudlow nói rằng, Tổng thống Donald Trump vẫn đang chờ phản hồi từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cuộc họp để bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại. Đồng thời, ông cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể phải đối mặt với hậu quả nếu không tham dự cuộc họp Nhóm 20 nước vào tháng này. Tổng thống Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ tăng thuế nếu ông Tập không gặp ông tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo G-20, từ ngày 28-29/6 tại Osaka, Nhật Bản.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cũng đã hạ thấp triển vọng về thỏa thuận có ý nghĩa giữa hai nước. Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal ngày 16/6, ông cho biết điều tốt nhất mà ông nghĩ, sẽ là một thỏa thuận để nối lại đàm phán.
Nguồn Bloomberg