Hạn hán đe dọa triển vọng tái đắc cử của ông Obama
Lạm phát của Mỹ trong năm nay có thể tăng lên 3-3,5%, cao hơn mức dự báo trước đây là 2,5-3,5%, nhà kinh tế nông nghiệp Chris Hurt thuộc Đại học Purdue cho biết thêm.
Hơn 1.000 quận tại 26 tiểu bang của Mỹ đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 12 năm qua. Tình trạng hạn hán khắc nghiệt bao trùm 53% khu vực miền Trung Tây, khu vực trồng trọt chính của Mỹ, đẩy giá thực phẩm dự kiến tăng ngay trước cuộc bầu cử Tống thống Mỹ diễn ra vào tháng 11. Điều này sẽ khiến cử tri thêm lo lắng về triển vọng nền kinh tế, ảnh hưởng đến khả năng tái đắc cử của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.
Nếu tình trạng thời tiết khô hạn tiếp tục làm khô héo cây trồng, đặc biệt là cây ngô, khiến năng suất thu hoạch thấp hơn dự báo trong các thị trường tương lai sẽ đẩy giá cả tăng cao hơn nữa. Hiện tại, giá tăng khoảng 30%, điều này có nghĩa là người tiêu dùng có thể phải chịu tác động về giá trong ngắn hạn đối với các mặt hàng đã được sản xuất như ngũ cốc và nước giải khát vào mùa thu này và giá thịt tăng cao trong năm tới.
Tuy nhiên, dù bị hạn hán hay không, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu ngô lớn nhất, chiếm 1/3 sản lượng ngô thế giới. Hơn nữa, dự báo hạn hán của nhà kinh tế nông nghiệp Chad Hard thuộc Đại học bang lowa chỉ ra rằng một số khu vực, bao gồm Georgia và một phần của Texas có thể cảm thấy dễ chịu khi mùa hè trôi qua, thậm chí cả khi điều kiện khô hạn ở một số khu vực ở vùng Trung Tây có thể tồi tệ hơn.
Không ai cho rằng Tổng thống Barack Obama nên chịu trách nhiệm trực tiếp về thảm họa hạn hán. Trong thực tế, chính quyền của ông cũng đã tích cực tham gia vào các dự án đối phó với thay đổi khí hậu toàn cầu.
Hơn nữa, hạn hán có thể gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả bầu cử nhưng "còn tùy thuộc vào thời điểm" và hơn 3/4 cử tri vẫn là người quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cuối cùng, James Campbell, nhà khoa học chính trị chuyên về bầu cử tổng thống tại Đại học Buffalo cho biết thêm.
Nguồn CNBC/DVT