Các Bộ trưởng Ba Lan cho biết họ có đủ nguồn cung khí đốt để chống lại sự gián đoạn Ảnh: Reuters.

 
Mỹ Quyên Thứ Tư | 27/04/2022 11:52

Hai nước châu Âu từ chối trả tiền khí đốt bằng đồng Rúp, Nga sẽ "khóa van" trong hôm nay?

Động thái diễn ra sau khi Ba Lan áp đặt lệnh trừng phạt đối với 50 Chủ thể liên bang, các cá nhân và công ty khí đốt lớn nhất của Nga.

Nga vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria kể từ ngày 27/04 sau khi hai nước này từ chối thanh toán cho Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga, Gazprom, bằng đồng Rúp, động thái này cũng là một lời cảnh báo dành cho các nước còn lại của châu Âu.

Quyết định cắt nguồn cung vào lúc 8 giờ sáng theo giờ CET (Giờ chuẩn Trung Âu) được đưa ra sau khi Ba Lan thông báo vào ngày 26/04 rằng họ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 50 Chủ thể và cá nhân - bao gồm cả công ty khí đốt lớn nhất Gazprom của Nga - vì cuộc tấn công Ukraine.

Ông Andriy Yermak, Chánh Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết Nga đang bắt đầu “tống tiền” châu Âu bằng khí đốt.

“Nga đang cố gắng phá vỡ sự đoàn kết giữa các đồng minh của chúng tôi. Nga cũng đang chứng minh rằng các nguồn năng lượng là một vũ khí. Đó là lý do tại sao EU cần phải đoàn kết và áp đặt lệnh cấm vận tài nguyên năng lượng, tước vũ khí năng lượng của người Nga.”, ông Andriy Yermak chia sẻ.

Việc này sẽ dấy lên lo ngại cho những quốc gia phụ thuộc “sâu sắc” vào khí đốt của Nga, chẳng hạn như Đức, nhưng tại một cuộc họp báo được sắp xếp vội vàng, các bộ trưởng Ba Lan cho biết họ có đủ nguồn cung để tránh gián đoạn, đồng thời cáo buộc Gazprom vi phạm hợp đồng.

Hình ảnh các van và đường ống tại một trạm phân phối khí đốt ở miền trung Ba Lan. (REUTERS
Hình ảnh các van và đường ống tại một trạm phân phối khí đốt ở miền trung Ba Lan. Ảnh: Reuters.

Bà Anna Moskwa, Bộ trưởng cục biến đổi khí hậu của Ba Lan, cho biết: “Nước chúng tôi không cần quan ngại về việc thiếu khí đốt. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chỉ riêng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã đủ cung cấp cho thị trường. Các chuyến hàng giao LNG tại cảng biển Świnoujście (thành phố của Ba Lan) đang tăng lên - năm 2015 có một, năm 2021 là 35. Tính đến hôm nay, có khoảng 50 chuyến giao hàng. Các chiến lược đa dạng hóa phù hợp đã giúp chúng tôi an toàn trong tình huống này."

PGNiG, công ty dài  lớn nhất Ba Lan, cho biết họ sẽ đệ đơn kiện vi phạm hợp đồng đối với quyết định của Gazprom.

Nga hiện cung cấp khoảng 55% nhu cầu khí đốt hàng năm cho Ba Lan, khoảng 21 tỉ mét khối (bcm), nhưng chính phủ nước này vẫn thúc đẩy EU và các đồng minh phương Tây khác tiếp tục thực hiện chuỗi lệnh trừng phạt đối với Điện Kremlin.

Cuối ngày 26/04, Bộ Năng lượng của Bulgaria cho biết họ đã được thông báo rằng nguồn cung cấp khí đốt từ Nga thông qua đường ống TurkStream cũng sẽ ngừng vào ngày 27/04.

Từng là đồng minh thân cận của Nga, Bulgaria nay đã cắt đứt mối quan hệ này, quay sang  ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Ông Kiril Petkov, Thủ tướng Bulgaria, và các thành viên trong liên minh chính phủ của ông sẽ đến Kyiv vào ngày 27/04 để đàm phán viện trợ với các quan chức Ukraine.

Balkan (bán đảo ở châu Âu) đáp ứng hơn 90% nhu cầu khí đốt của quốc gia nhờ nhập khẩu từ Nga, nhưng chính phủ khẳng định rằng sẽ không áp dụng các hạn chế đối với tiêu thụ khí đốt trong nước.

Tổ chức phi chính phủ Europe Beyond Coal tính toán rằng EU đã gửi hơn 41 tỉ euro để thanh toán nhiên liệu hóa thạch cho Nga kể từ khi nước này tấn công Ukraine 2 tháng trước.

Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki, cho biết ông có ý định cấm nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga vào cuối năm nay và đã có động thái đa dạng hóa để bù đắp tổn thất.

Ba Lan sẽ là nước EU đầu tiên giảm nhập khẩu năng lượng Nga.
Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ là nước EU đầu tiên giảm nhập khẩu năng lượng Nga.

Đường ống Yamal đóng vai trò quan trọng trong việc mang khí đốt tự nhiên từ Nga đến Ba Lan và Đức, qua Belarus. Nhưng chính phủ Ba Lan đã có một động thái rõ ràng để thoát khỏi sự phụ thuộc bằng cách xây dựng một bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở cảng Świnoujście, do các công ty Qatar và Hoa Kỳ điều hành, có khả năng xử lý 5 bcm khí đốt và đang được mở rộng dần lên 7,5 bcm vào năm 2023.

Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của ngành công nghiệp Ba Lan vào dòng chảy này vẫn chưa đoán trước được, và các quốc gia khác sẽ lo lắng về sự phát triển này.

Nga đã cảnh báo các “khách hàng” của mình vào tháng 3 rằng họ có nguy cơ bị cắt nguồn cung khí đốt trừ khi thanh toán bằng đồng Rúp.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cho biết các công ty nên tiếp tục thanh toán cho Gazprom bằng loại tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng, khoảng 97% trong số đó là bằng euro hoặc USD.

Nhà lãnh đạo EU duy nhất sẽ trả bằng đồng Rúp là ông Viktor Orbán của Hungary, người đã theo đuổi mối quan hệ mật thiết với chế độ của Tổng thống Putin trong hơn một thập kỷ.

Động thái của Điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên EU đang áp đặt làn sóng trừng phạt, bao gồm việc đặt giá trần cho dầu của Nga.

Nhưng Đức vẫn còn miễn cưỡng trong việc hạn chế nhập khẩu khí đốt, vì nền kinh tế Đức phụ thuộc rất nhiều vào Nga trong lĩnh vực này.

Vào đầu tháng 4, thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz, nói rằng sự phụ thuộc vào năng lượng của đất nước đã tăng lên trong nhiều thập kỷ và không thể chấm dứt ngày một ngày hai, vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ năng lượng cho ngành công nghiệp và dẫn đến đóng cửa các nhà máy lớn nhất của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm: 

Rủi ro lớn nhất với nền kinh tế toàn cầu đang bị "bỏ quên"

Nguồn The Guardian