Thứ Tư | 10/10/2012 17:40

Hai nhà khoa học Mỹ nhận giải nobel Hóa học

Nhà khoa học Mỹ Robert J Lefkowitz và Brian K Kobilka vừa giành được giải Nobel Hóa học với công trình nghiên cứu những thụ thể gắn cùng G-protein (GPCRs).
Hôm nay 10/10, Ủy ban Nobel tại Viện Karolinska của Thụy Điển chính thức tuyên bố hai nhà khoa học Myc là Robert J Lefkowitz và Brian K Kobilka là người nhận được giải Nobel Hóa học cho công trình nghiên cứu về các thụ thể gắn cùng G-Protein.

Hai nhà khoa học Mỹ sẽ cùng nhau nhận giải thưởng trị giá 1,2 triệu USD, hãng BBC cho biết.

Hai nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2012 Robert J Lefkowitz và Brian K Kobilka.
Hai nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2012 Robert J Lefkowitz và Brian K Kobilka.

Theo thông cáo báo chí của Ủy ban, sở dĩ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka được chọn là người chiến thắng trong năm nay do hai ông đã có những khám phá mang tính đột phá về hoạt động bên trong của một trong những tập hợp thụ cảm quan trọng nhất trong tế bào: đó là thụ thể G-protein.

Trong một thời gian dài, ngành hóa học luôn tìm kiếm câu trả lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào các tế bào có thể cảm nhận môi trường của chúng. Các nhà khoa học giả thiết rằng bề mặt tế bào có chứa một loại chất nào đó giúp tiếp nhận các kích thích tố, chẳng hạn như khi tiêm hormone adrenalin, tim con người sẽ hoạt động mạnh hơn.

Tuy nhiên, loại protein này vẫn chưa nằm trong màn bí mật trong suốt thế kỷ 20.

Kể từ năm 1986, nhà khoa học Lefkowitz đã sử dụng phóng xạ để theo dõi các thụ thể của tế bào. Ông cũng sử dụng đồng vị iốt với nhiều loại hormone, và nhờ bức xạ, ông đã có thể tìm ra một vài thụ thể liên quan đến câu trả lời, một trong số này là một thụ thể adrenalin: thụ thể β-adrenergic.

Nhóm nghiên cứu của ông cũng tìm cách tách thụ thể ra khỏi tế bào và đạt được những hiểu biết ban đầu về cách thức hoạt động của chúng.

Sau đó, nghiên cứu tiếp tục được nhà khoa học Brian Kobilka thực hiện. Brian Kobilka đã thực hiện công trình nhằm tách gen mã hóa của thụ thể β-adrenergic ra khỏi bộ gen của con người. Chính phương pháp tiếp cận độc đáo này đã giúp ông giành giải Nobel năm nay.

Ngày nay, nhóm thụ thể này được chính thức đặt tên gọi là những thụ thể gắn cùng G-protein (GPCRs). Hiện có khoảng 1000 bộ mã gen của nhóm thụ thể này được khám phá, ba gồm cảm thụ ánh sáng, hương vị, mùi... Hiện có rất nhiều loại thuốc đạt hiệu quả cao hơn thông qua sử dụng các thụ thể GPCRs.

Theo ủy ban Nobel, những nghiên cứu của Lefkowitz và Kobilka vô cùng quan trọng trong việc hiểu biết chức năng của các thụ thể GPCRs.

Trước Lefkowitz và Kobilka, đã có 163 nhà khoa học được nhận giải Nobel hóa học, và người đầu tiên được nhận giải này là nhà hóa học người Hà Lan Jacobus van 't Hoff.

Trước đó, hôm 8/10, giải thưởng Nobel Y học đã được trao cho hai nhà khoa học Nhật Bản và Anh là Shinya Yamanaka và John Gurdon. Hôm 9/10, giải thưởng Nobel Vật lý đã thuộc về 2 nhà khoa học Serge Haroche người Pháp và David Wineland người Mỹ, với công trình về việc đo và can thiệp vào các hạt trong khi vẫn giữ được bản chất cơ học lượng tử của chúng.

Nguồn Guardian, BBC/Khampha


Sự kiện