Goldman Sachs: trường học cải cách cho các ông chủ ngân hàng
khiến họ : đối với công ty được đưa lên hàng đầu".
, chủ tọa - một cựu giám đốc của Goldman Sachs phụ trách kinh doanh ở châu Âu .
. trong. , tinh thần , : "nên có lòng tham dài hạn", lợi ích
Điều này vi phạm bản quyền thương hiệu của ngân hàng. "Nếu không có niềm tin của khách hàng thì câu hỏi làm cách nào để chúng ta kiếm tiền sẽ không là điều đáng bận tâm nữa. Không ai muốn làm ăn với chúng ta nữa", một giám đốc nói.
Những nỗ lực lấy lại danh tiếng của Goldman bao gồm cả việc thay đổi những quy tắc nội bộ trong việc giao dịch với khách hàng. Goldman cũng cởi mở hơn với khách hàng, thông báo cho họ số tiền chính xác kiếm được từ các giao dịch cũng như các vai trò khác nhau của ngân hàng đối với khách hàng.
Nỗ lực tái khởi động chương trình xây dựng văn hóa công ty cũng là một điểm sáng. Cũng như vài giờ huấn luyện, đào tạo chương được thực hiện bởi toàn bộ các lãnh đạo và nhân viên ngân hàng, giai đoạn đầu do Lloyd Blankfein, CEO của Goldman dẫn dắt.
Ngân hàng đưa ra nhiều khuyến khích nội bộ như thưởng và thăng chức cho những nhân viên làm việc tốt trong nhóm. Việc thưởng cho nhân viên vì lợi suất họ tạo ra ít được chú trọng hơn.
Tuy nhiên những cải cách này không đủ nếu không có những thay đổi cấu trúc sâu sắc hơn nhằm giảm những xung đột, dù có thực hay giả thuyết, thì chúng cũng làm Goldman Sachs phải "lao tâm khổ tứ".
Steven Mandis, một người trước đây từng làm cho Goldman đã đưa ra những ý kiến gây tranh cãi trong một cuốn sách mới của ông: "Điều gì xảy ra với Goldman Sachs", bởi văn hóa của ngân hàng đã bị mai một đi trong nhiều năm.
Trong rất nhiều ví dụ ông trích dẫn, trong lịch sử, ngân hàng đã từng từ chối tư vấn cho các nhà thầu muốn thực hiện các vụ thâu tóm "thù địch" và nhờ thế, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng hơn. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1990, ngân hàng đã đi ngược lại chính sách này, với hi vọng mở rộng thị phần trên thị trường sáp nhập và thâu tóm (M&A).
Một thí dụ khác là sự mở rộng kinh doanh giao dịch độc quyền, trong đó ngân hàng giao dịch để tư lợi. "Goldman Sachs là đối thủ lớn nhất của chúng tôi cho tới thời kỳ khủng hoảng tài chính. Sẽ không ngoa khi nói rằng Goldman Sachs là quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới", giám đốc kinh doanh của một quỹ đầu cơ (hedge fund) đánh giá.
Sức mạnh đầu tư của Goldman Sachs vẫn rất đáng nể. Bộ phận đầu tư chính của Goldman Sachs thu được lợi nhuận cao hơn so với đơn vị ngân hàng thương mại trong nửa đầu năm 2013.
Thay vì loại trừ các xung đột lợi ích, Goldman hi vọng sẽ dựa vào sự cởi mở và tài trí của các bên để dung hòa các lợi ích. Việc tự xem xét bản thân của Goldman là có thật và cho dù khách hàng có những hiểu lầm thì ngân hàng vẫn dẫn đầu trên thị trường M&A.
Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn còn trung thành với mô hình kinh doanh đặt nó vào trong nhiều tình huống khó.
Nguồn economist