Gói kích thích của Nhật Bản hết uy lực trên thị trường tiền tệ
Phiên 19/9, ngay sau khi BOJ tuyên bố sẽ tăng quy mô của chương trình mua tài sản thêm 10.000 yenlên 80.000 yên, đồng USD đã có lúc vọt lên 79 yên/USD.
Tuy nhiên, sang đến phiên 20/9, USD nhanh chóng đi xuống và giao dịch ở78,24 yên/USD tại Tokyo, so với mức 78,36 yên/USD ở New York phiên trước. Đồng euro cũng đi xuốngso với yen, giảm từ 102,24 yên/euro xuống 101,82 yên/euro. Trong khi đó, tỷ giá euro/USD ở mức1,3011 USD/euro.
National Australia Bank nhận định không có gì đáng ngạc nhiên khi đồng USD yếu đi so với yên, dothị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh sau quyết định tiền tệ mới đây của BOJ. Chương trình muatài sản của Nhật Bản không đủ tác động như Mỹ. Ở thời điểm hiện nay, nước nào cũng muốnlàm yếu đồng nội tệ của mình, và cuộc đua tìm đáy vẫn tiếp tục.
Quyết định của BOJ được đưa ra một tuần sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố chương trìnhmua trái phiếu mới, trong khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hồi đầu tháng cũng tuyên bố sẽ muanợ của các nước thành viên khu vực đồng euro (eurozone) đang gặp khó khăn.
National Australia Bank dự đoán chỉ số quản lý sức mua PMI của Đức (dự kiến được công bố vào cuốingày hôm nay) có thể yếu hơn tiên lượng. Nếu kịch bản này xảy ra, tỷ giá euro/USD sẽ xoay quanh mốc1,3 USD/euro. Hiện các chính sách của ECB và Fed đang hậu thuẫn cho đồng tiền chung châu Âu.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 20/9 tại Tokyo, đồng USD lên giá so với nhiều đồng tiền của khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đồng rupee (Ấn Độ), baht (Thái Lan), TWD (Đài Loan), won (HànQuốc), peso (Philippines), SGD (Singapore) và rupiah (Indonesia). Trong khi đó, tỷ giá nhân dântệ/yen và AUD/USD được giao dịch ở mức tương ứng 12,43 yên/nhân dân tệ và 1,042 USD/AUD.