Thứ Ba | 10/04/2012 17:23

Giới triệu phú châu Á đang “bóp chết” các ngân hàng?

Nhiều ngân hàng phương Tây đổ xô đến châu Á mong tiếp cận với nhóm khách hàng giàu có, và cũng có hàng loạt đang phải “đội nón ra đi”.

Những chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cá nhân với hyvọng tiếp cận thị trường với số lượng triệu phú ngày một tăng cao đang nhận rarằng giới nhà giàu châu Á không mấy trân trọng các mối quan hệ.

Thế hệ triệu phú mới của châu Á đang cho nhiều nhân viênngân hàng “những quả đấm”, họ yêu cầu lợi nhuận cao, giao dịch nhanh chóng vàrất hay chuyển sang đối thủ hoặc chia sẻ tiền giữa nhiều công ty. Hành vi nàykhông khỏi tác động xấu đến mô hình ngân hàng cá nhân vốn đặt nặng phát triển mốiquan hệ lâu năm với cá nhân giàu có.

Sức hấp dẫn của châu Á đối với nhóm chuyên gia trong lĩnhvực ngân hàng cá nhân hoàn toàn có thật: dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ, tổngsố lượng triệu phú năm 2011 của châu Á tăng 10% lên 3,3 triệu, chỉ thấp hơnchút so với con số 3,4 triệu tại Bắc Mỹ và cao hơn con số 3,1 triệu của châu Âu(theo báo cáo của Merrill Lynch/Capgemini Asia-Pacific).

Công ty tư vấn McKinsey & Co dự báo số lượng người giàutại châu Á tăng 15%/năm cho đến năm 2015, trong khi đó tốc độ tăng trưởng vềngười giàu tại châu Âu và Bắc Mỹ lần lượt chỉ ở mức 4% và 5%.

Thế nhưng người giàu châu Á cũng khác người giàu phương Tây.

Khi khách hàng tại phương Tây muốn tăng được tài sản, họthường quan tâm đến việc giữ gìn tài sản bằng cách duy trì một số khoản đầu tưvà tập trung vào chiến lược bất động sản cũng như hoạch định chính sách thuế.

Tại châu Á, khách hàng thường là người giàu thế hệ thứ nhất,muốn kiếm nhiều tiền hơn chứ không phải giữ tiền. Một chuyên gia ngân hàng cánhân khẳng định: “Thực ra họ muốn kiếm người môi giới chứ không phải chuyên giangân hàng cá nhân.”

Công ty tư vấn McKinsey cho biết một khách hàng châu Á trungbình thường có từ 3 đến 4 chuyên gia ngân hàng cá nhân và nhiều người còn tuyểnthêm chuyên gia sau thời khủng hoảng tài chính.

Ông Kenny Lam, trưởng bộ phận ngân hàng cá nhân tạiMcKinsey, chia sẻ: “Tôi có một khách hàng hiện đang có tới 10 chuyên gia kháchhàng cá nhân và ông cho biết không muốn mạo hiểm tiền của mình và tạo ra rủi rovới tài sản. Khách hàng châu Á thường quan tâm đến sản phẩm nào được chuộng hơngiữ tiền và sẵn sàng chuyển sang chuyên viên khách hàng cá nhân khác với ýtưởng đầu tư tốt hơn.”

Môi trường kinh doanh đầy phức tạp đã khiến không ít chuyêngia trong lĩnh vực ngân hàng cá nhân phải rút khỏi khu vực đồng thời sẽ còn thêmchuyên gia ra đi nữa. Năm 2011, Macquarie Group của Úc bán bộ phận khách hàngcá nhân của công ty cho Julius Baer Group AG. Bank of America bán bộphận khách hàng tại Hàn Quốc và Úc. HSBC bán bộ phận trên tại Nhật cho CreditSuisse.

Ông Eduardo Leemann, người đứng đầu Falcon Private Bank, bộphận khách hàng cá nhân thuộc tập đoàn AIG, nói: “Mọi người đều nghĩ họ cầnphải có mặt ở châu Á bởi thị trường Trung Quốc rộng lớn thế nhưng thật khó đểkiếm tiền.”

Nguồn http://cafef.vn


Sự kiện