Giới hạn của tiền
Chuyến bay tới London của hãng easyJet chỉ bị chậm một chút vì mưa tuyết. Nhưng tôi vẫn muốn bay về thật nhanh để đọc cuốn sách mới của nhà triết học Mỹ Michael Sandel, "Thứ tiền không mua được".
Thế là tôi đành phải móc ví ra thêm 12 Bảng (khoảng 400 ngàn VNĐ) để có quyền lên máy bay sớm.
Cuốn sách của Sandel là câu hỏi về chính những giao dịch như thế.
Trong một nền kinh tế thị trường, có nên quy định những thứ tiền không thể mua? Có nên tồn tại một thị trường tinh trùng, đẻ thuê hay cấy ghép nội tạng?
Liệu có nên để giới vận động hành lang thuê người biểu tình nhằm dành quyền xuất hiện trong các buổi điều trần tại Quốc hội? Chúng ta có nên hợp pháp hóa mại dâm?
Có hợp lý không khi yêu cầu sinh viên học tập tại Hội trường Al Capone (trùm xã hội đen Hoa Kỳ-ND) chỉ vì Capone đã trả tiền để có quyền đặt tên? Những sinh viên ấy có được xăm lên trán dòng chữ "Mời đến thăm New Zealand" để lấy tiền đóng học phí?
Kể cả những người tin tưởng nhiệt thành nhất với thị trường tự do cũng không thể tán thành việc hợp pháp hóa các hợp đồng manh tính nô lệ.
Nhưng dường như nếu mua thận của người nghèo lại có lợi cho cả hai và chẳng bên nào bị thiệt. Vậy nên hiểu ý kiến cho rằng "giao dịch tự nguyện có lợi cho đôi bên" như thế nào?
Về vấn đề này, Sandel cho rằng."Khi ta quyết định một số hàng hóa nhất định nên được mua và bán, ít nhất chúng ta cũng ngầm quyết định có thể coi chúng là hàng hóa, tức một công cụ để sử dụng và kiếm lời. Nhưng không phải hàng hóa nào cũng nên được định giá theo cách ấy."
Nói vậy ai cũng gật đầu, nhưng chẳng mấy giá trị. Tiêu chuẩn nào quyết định nên định giá hàng hóa theo cách nào?
Sandel có liệt kê một loạt các giao dịch chẳng được ai thích, nhưng vẫn chưa có một nguyên tắc nào được đưa ra. Thế easyJet có nên mời tôi mua quyền "lên máy bay nhanh không", và tôi có nên sử dụng cái quyền đó không?
Nguyên nhân ta ghét một số loại giao dịch dường như rộng hơn thế. Có lẽ chúng ta không tin các hợp đồng mang tính nô dịch thực sự là tự nguyện. Thường là người ký bị lừa hoặc đang ở thế chân tường.
Khách hàng của nhiều sản phẩm tài chính đang được phân phối rộng rãi thường chẳng hiểu mình đang mua cái gì. Và bạn nữa, bạn có bao giờ đọc điều khoản sử dụng phần mềm không?
Không chấp nhận được loại hợp đồng nô dịch về cơ bản là vì chúng xúc phạm phẩm giá loài người. Mua bán nội tạng cũng thế. Những hợp đồng ấy chà đạp lên câu châm ngôn nổi tiếng của Immanuel Kant: "Con người là mục đích chứ không phải phương tiện."
Nhưng rõ ràng có nhiều điểm không rõ ràng. Có nên trả tiền nhờ người xếp hàng thay? Và tại sao lại lên án xếp hàng thay nếu bầu đoàn của giáo hoàng còn được cho vé nghe hòa nhạc miễn phí?
Chân dung Al Capone |
Hơn nữa, nếu xe cứu hóa mà dán quảng cáo gà RÁN Kentucky cũng không thể chấp nhận được. Cũng với lý do tương tự, chẳng ai muốn con phố nhà mình đổi tên thành Đại lộ Coca-Cola.
Đáng buồn là giao dịch của tôi với easyJet không phải là chẳng hại tới ai.
Sau khi trả 12 Bảng, tôi được "qua mặt" không ít gia đình, trong đó có cả những nhà có trẻ sơ sinh. Nhưng gia đình nào đang trên đường đi nghỉ mát thì chẳng khiến tôi áy náy mấy.
Tôi an ủi chính mình bằng câu nói của nhà khai quốc Hoa Kỳ Benjamin Franklin: "Sống phải đạo mới thật khoan khoái làm sao, vì lúc nào ta cũng nghĩ ra được lý do cho việc mình làm."
Nguồn CafeF