Thứ Hai | 11/06/2012 17:38

Giới đầu tư vẫn kỳ vọng vào kinh tế Trung Quốc

Đa số nhà đầu tư cho rằng trong năm nay và năm tới, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng xấp xỉ mức 8% và Trung Quốc sẽ không "hạ cánh cứng".
Theo trang tin Đa chiều ngày 11/6, nếu nền kinh tế này trong năm nay vẫn duy trì xu thế gần đây,thậm chí có thể tồi tệ hơn, giá các loại hàng hóa (từ cổ phiếu cho tới các mặt hàng chủ lực) sẽgiảm mạnh. Các chỉ số về lượng điện tiêu thụ, sản xuất công nghiệp và các thống kê kinh tế khác chothấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mấy tháng gần đây đã giảm xuống 7%. Các nhà kinh tế họcđều cho rằng điều này có nghĩa là kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện khả năng "hạ cánh cứng." Tuynhiên, họ vẫn tin tưởng rằng Bắc Kinh đủ khả năng giữ cho con số này ở mức gần 8%.

Patrick Perret-Green, người phụ trách bộ phận Sách lược châu Á của Tập đoàn dịch vụ tài chính đaquốc gia Citi cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rõ ràng đang giảm, song trong tình hìnhhiện nay, khi mà kinh tế châu Âu và Mỹ đều đang tụt dốc, quan điểm của hầu hết mọi người vẫn là"người Trung Quốc sẽ tiếp tục "diễn xiếc" một cách vô thời hạn."

GDP chính thức của Trung Quốc trong quý I năm nay tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức9,2% của năm 2011 và mức 10,4% của năm 2010. Một số chỉ số khác xem ra còn xấu hơn, trong đó lượngđiện sử dụng trong mấy tháng qua đã không còn tăng mạnh, và hồi tháng 4/2012 chỉ tăng 3,7% so vớicùng kỳ năm trước.

Trong hai năm qua, lượng cung ứng tiền tệ M1 tăng tới 31,8%, song từ đầu năm 2012 tới nay, lượngcung ứng M1 giảm 5%. Sức tiêu thụ bất động sản của Trung Quốc năm nay giảm 10% nhưng trong tháng5/2012 lại có dấu hiệu hồi phục, khiến các nhà đầu tư vẫn nuôi hy vọng.

Ruchir Sharma, phụ trách mảng thị trường mới nổi của công ty quản lý đầu tư Morgan Stanley, mộttrong những tác giả cuốn Breakout Nations cho biết rất nhiều nhà quản lý tiền tệ đều nghĩ rằngTrung Quốc có thể luôn duy trì tăng trưởng 8%/năm, song có thể "sức tăng của kinh tế Trung Quốc nămnay sẽ giảm xuống còn 6-7% và trong tương lai gần vẫn duy trì mức này. Nếu dự báo này đúng, giá cáctài sản có nguy cơ giảm lớn.

Trung Quốc hiện là nước "đóng góp" nhiều nhất cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, đồng thờicũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng như quặng sắt, đồng và than… Từ vài thángtrước, dự báo về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng tới một số thị trường. Ví dụ, giáđồng đã giảm tới 27% so với năm ngoái, chỉ số khoáng sản thế giới FTSE từ tháng 4/2011 đến nay cũngđã giảm tới 39%.

Cho dù giới đầu tư đã chuẩn bị ứng phó với khả năng kinh tế Trung Quốc giảm tốc nhẹ nhàng, song cácnhà phân tích chiến lược cảnh báo nếu như nhịp độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở dưới mốc 7%,giới đầu tư sẽ trở tay không kịp. Lâu nay các nhà đầu tư vẫn tin tưởng rằng Trung Quốc có năng lựcduy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên 8%, nay lòng tin này đang đối mặt với sự khảonghiệm lớn.

Khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ý thức được rằng kế hoạch kích thích kinh tế trước đâyđã dẫn tới hiện tượng lãng phí đầu tư, tạo ra một số nợ xấu và thúc đẩy lạm phát tăng, có thể Chínhphủ Trung Quốc rất khó đưa ra gói kích thích 4.000 tỷ nhân dân tệ như hồi năm 2008.

Theo Giáo sư Patrick Chovanec thuộc Đại học Thanh Hoa, trong một thời gian, nhiều người cho rằngchính phủ chỉ cần vận dụng vài đòn bẩy kinh tế là có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng những biểu đạtchính thức gần đây (của chính phủ) đã giáng những đòn nặng nề đối với những quan điểm này.

Trong một thông tin có liên quan, doanh thu thuế của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay chỉ tăng12,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 5.300 tỷ nhân dân tệ (841,3 tỷ USD). Bộ Tài chính TrungQuốc nhận định nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do nền kinh tế suy yếu, tốc độ tăng giá chữnglại, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và chính sách cắt giảm thuế để điều chỉnh phân phối thunhập.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện