Thứ Năm | 10/04/2014 11:20

Giới bất động sản Trung Quốc muốn "thao túng" ngân hàng

Các công ty bất động sản Trung Quốc đổ xô mua cổ phần ngân hàng, làm dấy lên lo ngại họ tìm cách hút vốn vay rẻ vào bất động sản.

Theo Financial News, 10 công tybất động sản Trung Quốc đã đầu tư 3 tỷ USD vào các ngân hàng ngay cả khi một sốcông ty bất động sản này nợ nần chồng chất.

Một nghi vấn được đặt ra về động lựccủa các vụ thỏa thuận, đặc biệt là, liệu có phải các công ty này đang hy vọngsẽ lợi dụng mối quan hệ với các ngân hàng để có được ưu đãi về nguồn vốn haykhông.

Cuối tháng 3, trước dấu hiệu cho thấy cáccơ quan quản lý có thể lo ngại về các thỏa thuận, Financial News đã cảnh báo các công ty bất động sản đừng hyvọng sẽ nhận được sự đối đãi đặc biệt từ các đối tác ngân hàng của họ.

Financial Times viết: “Dù đứngdưới góc độ của các ngân hàng hay của cơ quan quản lý thì ngay sau khi một côngty bất động sản trở thành 1 cổ đông của ngân hàng, các thương vụ của công ty đósẽ trở thành các giao dịch có liên quan đến chính phủ và sẽ bị kiểm soát vàtheo dõi chặt chẽ hơn”.

Đầu năm 2014, doanh số bán nhà giảmvà một số vụ vỡ nợ của các công ty bất động sản nhỏ đã dấy lên lo ngại vềnguy cơ sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc. Lo lắng vềthiệt hại tiềm ẩn, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã cố gắng hạn chế các ngân hàngtiếp cận với lĩnh vực bất động sản, đưa ra trần nợ đối với các công ty bấtđộng sản và người mua nhà.

Trước đó, đã từng có sự hợp tác giữacác công ty bất động sản Trung Quốc với ngân hàng, điển hình như Ngân hàngnguồn lực Trung Quốc (China Resources) và công ty bất động sản Greenland. Tuy nhiên,Trung Quốc vẫn chưa có tiền lệ nào liên quan đến những thỏa thuận hợp tác kiểunày.

Trong vòng 6 tháng qua, các công tybất động sản gồm Vanke, Evergande và Tian Tai đều đã mua cổ phần thiểu số tạicác ngân hàng trong nước. Năm ngoái, tập đoàn Yuexiu đã mua lại ngân hàng ChongHing của Hồng Kông.

Các công ty bất động sản đang hoạt độngrất tích cực để đạt được thỏa thuận với các ngân hàng nhằm trở thành các nhàđầu tư chính trong một số đợt IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) gầnđây tại Hồng Kông của các ngân hàng Trung Quốc.

Nguồn Gafin/ FT


Sự kiện