Giảm phát Mỹ không phải là câu chuyện của tương lai
Giá cả hàng hóa tăng trong hai năm 2009 và 2010 làm sống lại những ký ức về vòng xoáy lạm phát năm 1970 bắt đầu từ cuộc chiến ở Việt Nam và chương trình cải cách xã hội. Các nhà đầu tư và đầu cơ tiếp tục thổi phồng to hơn cơn lạm phát đó.
Nhiều quỹ lương hưu, quỹ cung cấp vốn, cũng như các cá nhân, tin rằng hàng hóa là một lớp học đầu tư hợp pháp, giống như cổ phiếu và trái phiếu. Họ thu gom và chất đống số hàng hóa, thậm chí tăng gấp đôi đặt cược khi giá cả tăng vọt.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư bị ấn tượng bởi Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực để định hướng lại nền kinh tế nên hướng tới tăng trưởng trong nước, Trung Quốc vẫn hướng mạnh về xuất khẩu.
Tỷ lệ tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu trong 5 năm qua có lẽ sẽ vẫn tồn tại trong thời đại của giải chấp. Xem xét tiếp tục cắt giảm của người tiêu dùng Mỹ khiến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc và hầu hết các nước đang phát triển sẽ sụt giảm.
Dự đoán giá cả hàng hóa nhiều khả năng có thể giảm hơn nữa vì tình trạng dư cung so với cầu tiếp tục tràn ngập các nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu và tình trạng hạ cánh cứng ở Trung Quốc.
Giảm phát tiền lương
Lạm phát đẩy giá cả chung tăng lên, bao gồm cả tiền lương danh nghĩa, rồi sau đó tiền lương sẽ quay lại trong một chu trình tự củng cố. Điều này đã gây ra phiền não lớn trong những năm 1970, khi kết hợp với tăng trưởng chậm và lạm phát.
Lúc đó, các công đoàn có khả năng thương lượng đáng kể. Hơn nữa, nhiều giám đốc điều hành hàng đầu của Mỹ nhận thấy nghĩa vụ phải đảm bảo tiền lương cho nhân viên của họ theo kịp với lạm phát. Họ không nhận ra rằng, lạm phát đã chuyển lợi nhuận của họ sang người lao động và sang chính phủ.
Điều này kéo lùi tỷ lệ lợi nhuận của các công ty trên thu nhập quốc dân xuống 7% từ gần 14% trong năm 1982. Đồng thời, chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên thông qua tiền hoa hồng tăng lên 67,5% từ mức 61,5%.
Khi đối mặt với cạnh tranh nước ngoài mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại. Quyền lực của công đoàn và số thành viên giảm mạnh. Các hoạt động và công việc di chuyển đến các địa điểm rẻ hơn ở bên ngoài biên giới và nền kinh tế theo định hướng ứng dụng công nghệ cao.
Tiền lương đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 1980 từ đó lạm phát bắt đầu suy giảm và kéo dài 3 thập kỷ.
Hôm nay, vòng xoáy tiền lương đã bị đảo ngược. Trái với mong đợi của hầu hết các dự báo, tiền lương bị cắt giảm, như nạn nhân của sự dư thừa năng suất trong thị trường lao động, tăng trưởng việc làm yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng.
Giảm phát tài sản tài chính
Có lẽ ví dụ tốt nhất của lạm phát tài sản tài chính là sụp đổ của bong bóng dot-com năm 2000, kết quả của thị trường tăng trưởng bắt đầu vào năm 1982 và được thúc đẩy bởi sự hội tụ của một số yếu tố quyết định.
Tỷ lệ lạm phát giảm trong thập niên 1980 và thập niên 90 đẩy lãi suất và nâng giá thu nhập, cơ cấu lại doanh nghiệp Mỹ và năng suất tăng. Bắt đầu vào những năm 1990, người tiêu dùng Mỹ đã bắt tay vào một cuộc "chè chén say sưa" vay và chi tiêu kéo dài 3 thập kỷ, đẩy tỷ lệ tiết kiệm của họ xuống 1% từ 12%, và tỷ lệ vay từ 65% lên 135% thu nhập sau thuế. Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng tăng từ 62% đến 71% GDP.
Thị trường giá tăng đi kèm với P/E tăng vọt tới 17%/năm với chỉ số Standard & Poor 500 từ quý II/1982 đến tận quý I/2000. Thời cơ tốt dẫn đến đầu cơ tràn lan, đặc biệt là vào các cổ phiếu công nghệ mới, dẫn đến sự sụp đổ 2000-2002.
Sau đó, giai đoạn của thị trường giá xuống chính xác là điều kinh tế Mỹ đang trải qua. Khởi nguồn bởi sự sụp đổ của các khoản thế chấp dưới chuẩn và khủng hoảng tài chính bắt đầu vào đầu năm 2007.
Thị trường giá lên kéo dài từ những năm 1980 đi cùng 2 cuộc giảm phát trong thị trường tài chính (2000-2002 và 2007-2009), khi thị trường chứng khoán giảm hơn 40% đó chỉ là lần thứ 4 và thứ 5 kể từ năm 1900.
Một chu kỳ lạm phát-giảm phát của thị trường tài chính cũng đã xảy ra giữa các tổ chức tài chính sử dụng rất nhiều đòn bẩy trong 3 thập kỷ qua và hiện nay đang được buộc phải tăng vốn, giảm thiểu rủi ro và giảm tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính.
Giảm phát tài sản hữu hình
Mua bán trong lĩnh vực bất động sản tăng trong những năm 1980 đã được thúc đẩy bởi pháp luật về thuế thay đổi, cho phép thực hiện các khoản vay bất động sản. Tuy nhiên trong thập kỷ sau đó, giảm phát đến do dư thừa bất động sản.
Nguyên nhân đến từ những thay đổi trong pháp luật về thuế 1986, đi kèm các khoản nợ xấu chưa được giải quyết trong cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm (S&L). Ngày nay, hoạt động buôn bán bất động sản đang hồi phục, mặc dù lạm phát và giảm phát đã xảy ra nhiều lần trong lĩnh vực này kể từ sau Thế chiến thứ II.
Giá nhà đất giảm kỷ lục trong 6 năm qua là lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1900. Thị trường bất động sản vẫn còn rất nhiều nhược điểm cần khắc phục dù cho những bằng chứng gần đây đang cho thấy sự phục hồi.
Hàng tồn kho dư thừa luôn là kẻ thù của giá cả, có khoảng 1,7 triệu căn hộ dư thừa ở Mỹ, lớn hơn nhiều mức tồn kho thông thường. Trước khi sự sụp đổ thị trường nhà đất bắt đầu, số lượng nhà bắt đầu xây mới và hoàn thành trung bình khoảng 1,5 triệu mỗi năm. Như vậy con số dư thừa còn rất lớn.
Giảm phát tiền tệ
Giá trị tiền tệ chịu ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ và tài khóa, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát hay giảm phát lãi suất, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu,…
Trong những năm gần đây Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thụy Sỹ đã cố gắng để hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng cách ngăn đồng tiền của họ tăng giá.
Sau nhiều năm suy yếu, USD đã hồi sinh trong những tháng gần đây và trở thành nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái.
Hiện tại khi giá cả hàng hóa giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp cao và giải chấp ngăn chặn nhu cầu tư nhân. Trong một thế giới nơi mà thặng dư hàng hóa và dịch vụ chiếm ưu thế, Fed đúng đắn khi lo lắng về sản xuất và giá tiêu dùng giảm, chứ không phải ngược lại.
Có thể tìm thấy 5 trong số 7 nguyên nhân dẫn đến giảm phát trong nền kinh tế Mỹ. Đầu tiên, biện pháp sa thải công nhân, cắt giảm tiền lương và giờ làm việc đang được sử dụng để giảm chi phí lao động - giảm phát tiền lương.
Thứ hai, giá cả hàng hóa tiếp tục suy giảm kể từ đầu năm 2011 - giảm phát hàng hóa. Hàng tồn kho lĩnh vực bất động sản lớn đe dọa giá nhà đất giảm hơn nữa - giảm phát tài sản hữu hình.
Cổ phiếu giảm giá khi nhà đầu tư nhận ra rằng sự yếu kém trong nền kinh tế toàn cầu không thể bù đắp bằng kích thích thanh khoản của các ngân hàng trung ương - giảm phát tài sản tài chính. USD tăng giá đang khẳng định lại vai trò truyền thống của mình như là một nơi ẩn náu an toàn - giảm phát tiền tệ.
Có thể thấy kỷ nguyên giảm phát đang hiển hiện ngay trước mắt nước Mỹ. Trong trường hợp liên tục dư cung và cầu yếu đối với hàng hoá và dịch vụ làm chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất giảm 2% - 3% mỗi năm, thì những người dự đoán về lạm phát dai dẳng của nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ bị một cú sốc lớn.
Một khi đã lún sâu vào giảm phát, trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thì tác hại của nó cũng chẳng kém gì một cuộc đại suy thoái hay cơn bão siêu lạm phát. Cơn ác mộng của Fed về kỷ nguyên giảm phát là điều không thể tránh khỏi.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg